Ngày 16/6/2023 UBND thị xã đã ban hành kế hoạch số 100/KH-UBND về triển khai thí điểm chuyển đổi số cấp xã. Theo đó UBND thị xã chọn 02 đơn vị cấp xã là: UBND xã Hoài Châu Bắc (xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023) và UBND phường Tam Quan để triển khai thí điểm việc chuyển đổi số.

     Mục tiêu của việc triển khai nhằmhỗ trợ, nâng cao kỹ năng số cho người dân, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng, dịch vụ tiện ích, thuận lợi nhất nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, an toàn, an ninh trật tự và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Qua mô hình thí điểm sẽ đánh giá và tiếp tục triển khai trên toàn thị xã.

 

   Để thực hiện thành công việc chuyển đổi số tại cấp xã cần triển khai thực hiện 4 nội dung chính sau:

1. Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

     Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số, nhằm nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn xã Hoài Châu Bắc, phường Tam Quan về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số; thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp chính quyền địa phương và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của Kế hoạch triển khai thí điểm chuyển đổi số cấp xã của thị xã Hoài Nhơn
 

2. Xây dựng Chính quyền số

2.1. Xây dựng hạ tầng số

   - Xây dựng, nâng cấp, bổ sung hệ thống mạng LAN, hệ thống thiết bị CNTT, máy tính để đảm bảo cấu hình, năng lực của thiết bị phục vụ triển khai các ứng dụng cho cán bộ, công chức tại UBND xã, phường. Tối ưu hóa, cấu hình mạng nội bộ đảm bảo phục vụ cho triển khai các nền tảng, ứng dụng CNTT của UBND xã, phường gắn với bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

   -Triển khai, sử dụng đường Truyền số liệu chuyên dùng cấp II, kết nối toàn bộ các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh, các ứng dụng của xã, phường để đảm bảo an toàn thông tin, toàn vẹn dữ liệu trong quá trình hoạt động ứng dụng, chỉ đạo điều hành của UBND xã, phường.

   -Sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình để thực hiện các cuộc họp trực tuyến 04 cấp (từ trung ương đến cấp xã) góp phần tiết kiệm, thông tin nhanh chóng, thuận tiện.

   -Đầu tư, xây dựng hoặc nâng cấp, mở rộng hệ thống camera phục vụ giám sát an ninh, trật tự kết hợp giao thông tại các điểm trọng yếu của xã, phường.

   -Đầu tư, nâng cấp và sử dụng hệ thống đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông thay cho hệ thống truyền thanh truyền thống, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát bản tin tuyên truyền, để quản lý hệ thống truyền thanh.

   -Nâng cấp điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông xã, phường: đầu tư, nâng cấp điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông xã, phường cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông thông minh, hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu kết nối thông tin liên lạc, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Triển khai tiếp nhận, chuyển phát thủ tục hành chính qua bưu chính công ích.

2.2. Triển khai các ứng dụng phục vụ xây dựng Chính quyền số

   - Tổ chức thực hiện Quyết định số 827/QĐ-UBND ngày 18/3/2023 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025,tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định trong năm 2023; trong đó triển khai, xác thực định danh công dân khi tham gia vào các nền tảng số đảm bảo theo quy định của Chính phủ.

   -Sử dụng Hệ thống Văn phòng điện tử trong quản lý, điều hành công việc: triển khai đảm bảo 100% cán bộ, công chức sử dụng ứng dụng Quản lý văn bản và điều hành trên thiết bị di động (Evernet) để theo dõi, xử lý công việc;100% cán bộ thực hiện đúng quy trình gửi, nhận, xử lý văn bản đi, đến trên hệ thống đảm bảo 100% các văn bản được xử lý trên hệ thống; 100% văn bản đi được thực hiện ký số đầy đủ, đảm bảo cá nhân là chuyên viên, lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo UBND xã, phường thực hiện ký số trong quá trình phát hành và tiếp nhận văn bản trên hệ thống.

   -Sử dụng hệ thống Cổng dịch vụ công và phần mềm một cửa điện tử tỉnh đảm bảo 100% các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trả kết quả đúng quy trình điện tử đã được cấu hình trên hệ thống đúng các quy định hiện hành.

   - Sử dụng Phần mềm Quản lý công việc vào công tác giao việc, quản lý tiến độ xử lý công việc tại UBND xã, phường.

   -Sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo: Rà soát, cập nhật danh mục tài khoản người dùng của cán bộ, công chức; thực hiện báo cáo thông qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và được thực hiện ký số.

   -Sử dụng hệ thống thư điện tử của tỉnh đảm bảo 100% cán bộ công chức của xã, phường được cấp phát tài khoản thư điện tử công vụ của tỉnh để sử dụng trong giải quyết công việc hàng ngày.

   -Thiết lập trang thông tin điện tử (website): nâng cấp bổ sung tính năng, giao diện đáp ứng các yêu cầu quy định, đảm bảo cung cấp thông tin về các hoạt động của chính quyền xã, phường và quảng bá về hình ảnh, các nét văn hóa đặc trưng của xã, phường. Thường xuyên cập nhật thông tin và các sự kiện trên trang thông tin điện tử của xã, phường hoặc các tin bài, tìm các phương án làm phong phú các tin bài để người dùng thường xuyên truy cập, theo dõi.

   - Triển khai phần mềm quản lý số hóa hồ sơ thủ tục hành chính, hồ sơ lưu trữ, giúp việc lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tiềm kiếm thông tin một cách dễ dàng…

   -Triển khai đầy đủ các các phần mềm quản lý khác: Phần mềm quản lý tài sản, phần mềm tài chính - kế toán, phần mềm quản lý CBCC...

   - Có hệ thống ứng dụng tiếp nhận phản ánh giữa chính quyền xã, phường với người dân.

   - Cán bộ thôn, khu phố có ứng dụng các nền tảng số để thông tin, truyên truyền đến người dân trong thôn, khu phố.

  - Duy trì, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), Chỉ số chuyển đổi số (DTI).

   2.3. Đào tạo, tập huấn, tuyên truyền

   -Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ: Mở lớp tập huấn để nâng cao trình độ CNTT; kiến thức an toàn thông tin; kỹ năng sử dụng công nghệ số; hướng dẫn sử dụng các phần mềm, hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh, phần mềm nội bộ của xã; hướng dẫn sử dụng chữ ký số và quy trình gửi, nhận văn bản điện tử trên hệ thống Văn phòng điện tử; hướng dẫn thiết lập, cấu hình quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính (dịch vụ công) trên hệ thống Cổng dịch vụ công của tỉnh; hướng dẫn nghiệp vụ quản trị, biên tập Trang thông tin điện tử nội bộ của xã cho lãnh đạo, cán bộ, công chức của xã, phường.

   -Tổ chức tập huấn, tuyên truyền về chuyển đổi số đến người dân: tổ chức tập huấn tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân về công tác Chuyển đổi số, sử dụng các dịch vụ công, các dịch vụ tiện ích trong Chuyển đổi số để người dân nắm bắt, đồng thuận và triển khai thực tế vào đời sống.

   - Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho Tổ công nghệ số cộng đồng các thôn, khu phố của xã, phường. Vận động, hỗ trợ người dân tham gia Tổ Công nghệ số cộng đồng.

   - Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ứng dụng Bình Định Smartcity thành nền tảng phổ biến trong kết nối hệ sinh thái xã hội số; các ứng dụng VNEID, VSSID, Sổ sức khỏe điện tử…

   - Triển khai các ứng dụng ví điện tử, ngân hàng số, thanh toán không dùng tiền mặt.

   - Nâng cao hiệu quả người dùng thiết bị di động thông minh được tiếp cận với các dịch vụ chính quyền số, các dịch vụ thông minh và giao tiếp trên môi trường mạng.

3. Phát triển kinh tế số

   3.1. Phát triển thương mại điện tử

   -Rà soát danh mục sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của xã, phường tiến hành xây dựng thương hiệu, triển khai dịch vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, làm các thủ tục pháp lý khác theo quy định đưa sản phẩm lên các Sàn thương mại điện tử (Voso, Postmart,..nghiên cứu giải pháp kết nối với các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bán sản phẩm.

   -Nghiên cứu, xác định các sản phẩm nông sản, các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đặc thù của địa phương để quảng bá, tiếp thị và bán hàng.

   -Hướng dẫn người dân tạo tài khoản, viết bài, chụp hình, xây dựng các video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, trên các mạng xã hội.

-Đẩy mạnh việc tuyên truyền rộng rãi, khuyến khích người dân tham gia vào các chương trình triển khai Thương mại điện tử tại địa phương. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các phương thức thanh toán điện tử an toàn, tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử.

- Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng trên Trang Thông tin điện tử, Trang mạng xã hội Zalo, Facebook...

   3.2. Triển khai thanh toán điện tử

   - Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ, cửa hàng kinh doanh, các điểm du lịch trên địa bàn.

   -Triển khai các ứng dụng thanh toán điện tử, từ đó giảm việc thanh toán bằng tiền mặt trong việc sử dụng các dịch vụ hành chính công, bán hàng, kinh doanh, hóa đơn tiền điện, tiền nước, các dịch vụ khác.

   -Phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn, triển khai thanh toán điện tử, bao gồm: thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua cổng thanh toán, thanh toán bằng ví điện tử và thanh toán bằng thiết bị điện thoại thông minh cho người dân trên địa bàn xã, phường.

  -Tuyên truyền, phổ biến, cập nhật kiến thức cho người dân nhằm thúc đẩy các dịch vụ thanh toán điện tử, sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử.

   4. Phát triển xã hội số

   4.1. Giao tiếp với người dân

   -Thiết lập kênh giao tiếp giữa xã, phường và người dân: đa dạng hóa các kênh thông tin giao tiếp giữa lãnh đạo và nhân dân trên địa bàn xã, phường, tăng cường sử dụng các kênh thông tin truyền thống như văn bản, đài truyền thanh; tiến hành xây dựng hệ thống giao tiếp thông qua hệ thống tin nhắn SMS, mạng xã hội Zalo, Trang thông tin điện tử, ứng dụng Công dân số để người dân nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, hoạt động của chính quyền, giúp tăng cường sự tin tưởng, gần gũi hơn giữa chính quyền và nhân dân trên địa bàn xã, phường.

   - Triển khai 100% các tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, khu phố hoạt động hiệu quả.

   - Trên 75% người trưởng thành có tài khoản thanh toán trực tuyến, có thể thanh toán được các dịch vụ thiết yếu như: điện, nước, dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin…

   - Trên 20% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân.

4.2. Giáo dục thông minh

   Căn cứ tình hình, hiện trạng việc ứng dụng dịch vụ CNTT tại các trường học trên địa bàn xã, phường triển khai các dịch vụ giáo dục thông minh sau:

   -Hệ thống hỗ trợ phụ huynh học sinh đăng ký tuyển sinh trực tuyến, tra cứu thông tin tuyển sinh; hỗ trợ nhà trường xử lý tuyển sinh cho nhà trường; hỗ trợ công tác báo cáo, điều hành chỉ đạo cho các cấp và các trường thuộc quản lý trên địa bàn.

   -Triển khai các ứng dụng: Sổ liên lạc điện tử, tin nhắn SMS, trang thông tin điện tử ... .

   -Phần mềm học tập online: VNPT E-Leaming, Viettelstudy.

  4.3. Y tế thông minh

   - Triển khai thành lập bộ phận hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa tại trạm y tế xã, phường, hỗ trợ hội chẩn, tư vấn khám chữa bệnh từ xa giữa các cơ sở y tế tuyến trên và tuyến dưới giúp người dân tiếp cận được dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng hơn, giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên, tiết kiệm chi phí.

   -Triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế xã, phường theo quy định của Bộ Y tế.

Tải file kế hoạch chuyển đổi số tại đây


BTT  (Cập nhật ngày 20-06-2023)



  • Currently 5.00/5

Kết quả: 5.0/5 - (1 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web