Bà con nông dân tập trung chăm sóc cây rau má trên cánh đồng ở khu phố Cửu Lợi Nam

   

      Nhờ có đầu ra ổn định, bắt đầu từ năm 2015 nhiều hộ dân ở phường Tam Quan Nam (TX Hoài Nhơn) dần chuyển mô hình trồng rau má dưới tán dừa cho hiệu quả thấp trước đó, sang sản xuất chuyên canh trên diện tích đất lúa kém hiệu quả đã từng bước giúp bà con nơi đây không chỉ thoát nghèo mà nhiều gia đình còn khá dần lên nhờ rau má.

     Khởi nguồn từ mô hình trồng thử nghiệm rau má dưới tán dừa vụ Đông Xuân 2012-2013 tại thôn Cửu Lợi Nam (trước đây) nhưng một thời gian sau kết quả không đạt yêu cầu như mong đợi bởi những vùng đất trống dưới tán dừa cằn cỗi, thiếu dinh dưỡng, ánh sáng nên cây rau không thể phát triển. Đến cuối năm 2014, địa phương vận động nông dân chuyển sang gieo trồng theo hướng tập trungchuyên canh trên những diện tích đất sản xuất lúa ảnh nhiễm phèn kém hiệu quả, nhờ đó cây rau má phát triển khá tốt từng bước giúp bà con nơi đây không chỉ thoát nghèo mà nhiều gia đình còn khá dần lên nhờ rau má.

     Từ diện tích trồng rau má ít ỏi ban đầu, bây giờ, về Tam Quan Nam không khó để gặp những ruộng rau má trải dài khắp các các khu phố: Cửu Lợi Nam, Cửu Lợi Đông, Tăng Long 1, Trung Hóa. …Theo số liệu thống kê mới nhất của UBND phường Tam Quan Nam đến nay, toàn phường đã có 213 hộ trồng rau má với diện tích khoảng 18ha. Riêng ở Cửu Lợi Nam có gần 50% hộ nông dân trồng rau má trên diện tích 7,5ha. Mỗi ngày bình quân số lượng rau má thu hoạch của toàn khu phố trên 2 tấn. Bình quân mỗi kg rau má giá dao động từ 8.000-10.000đồng, ước tính mỗi ngày bà con ở đây thu khoảng 16-18 triệu đồng.

Hàng năm, ngoài những tháng mưa, vào mỗi buổi chiều hàng ngày trên những ruộng rau má ở Tam Quan Nam luôn rộn ràng những tiếng nói, cười của bà con đang tập trung thành từng nhóm làm cỏ, tưới nước bón phân ruộng rau của gia đình mình, rồi khoảng tầm 2-3 giờ sáng hôm sau, bà con lại tất bật ra đồng thu hoạch rau mang về nhập cho các đại lý.

     Ông Nguyễn Kim Dũng (1970) ở tổ Chùa Vàng, khu phố Cửu Lợi Nam người có hơn 8 năm gắn bó với nghề trồng rau má kể: “Hồi trước cánh đồng này trồng lúa nhưng sau đó bị nhiễm phèn nặng nên dần bỏ hoang. Thấy những vùng trồng rau má nhỏ lẻ trong vườn nhà của bà con địa phương thường ngày có nhiều thương lái đến tìm mua từng ký nhưng không có bán nên tôi mạnh dạn đầu tư trồng 3 sào rau má. Với diện tích này, bình quân hàng tháng thu hoạch khoảng 1tấn rau, bán được 8 triệu, trừ mọi chi phí còn lãi hơn 5 triệu đồng. Cũng theo ông Dũng, rau má dễ trồng, ít sâu bệnh, sau khi thu hoạch tiếp tục tưới nước, bón phân, khoảng 20 - 25 ngày sau sẽ cho lứa thu hoạch tiếp theo và có thể khai thác quanh năm. Bình quân, mỗi sào rau má cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng/năm. Tính ra, hiệu quả kinh tế của cây rau má cao gấp 3 - 4 lần so với cây lúa, nhờ vậy vợ chồng tôi mới xây được nhà cửa khang trang, kinh tế gia đình ngày một khấm khá hơn”.

     Cũng nhờ thu nhập từ 3 sào rau má mà vợ chồng ông Huỳnh Lập (1966) và bà Nguyễn Thị Thuận (1968)ở tổ Chùa Nam mới nuôi nỗi 2 con ăn học đại học đến nơi đến chốn. Được biết, trước đây kinh tế gia đình ông Lậpluôn thiếu trước hụt sau, bởi bản thân ông bị liệt một bên tay phải không làm được công việc nặng, vợ thì buôn gánh bán bưng ngày được ngày không nhưng từ khi chuyển sang trồng rau má từ đó kinh tế gia đình từng bước được cải thiện.

     Anh Huỳnh Văn Đến (1980) là hộ trồng rau má nhiều nhất ở khu phố Cửu Lợi Nam với 8 sào rau má, hàng năm cho gia đình anh thu nhập hơn 100 triệu đồng, anh Đến khẳng định: “Không riêng gì gia đình tôi, mấy năm qua cũng nhờ nguồn thu từ cây rau má đã giúp cho không ít người dân trong khu phố có cuộc sống ngày càng đủ đầy hơn, thậm chí có nhiều hộ giàu lên từ cây rau má.

     Qua tìm hiểu, hiện trên địa bàn Tam Quan Nam ngoài 4 đại lý thu mua rau má lớn còn có trên 10 cơ sở thu mua rau má nhỏ lẻ, hàng ngày lượng rau má ở đây  thu hoạch xuất ra thị trường trong và ngoài thị xã từ 4-5 tấn. Bà Đào Thị Hương (1974) Đại lý chính thu mua rau má ở khu phốCửu Lợi Namchia sẻ: “Trước đây, tôi buôn bán các mặt hàng hải sản tươi, khô vốn bỏ ra nhiều nhưng hiệu quả kinh doanh không cao. Sau thời gian rong ruổi trên khắp thị trường nhận thấy nhu cầu sử dụng rau má rất được các siêu thị, chợ ở các tỉnh thành phía Nam ưa chuộng nên gia đình quyết định chuyển sang làm đại lý loại rau này cho đến nay đã gần 8 năm. Tính trung bình hàng năm đại lý của tôi thu mua của bà contrên dưới 150 tấn rau má, trị giá gần 1 tỷ đồng cung ứng cho thị trường các tỉnh Tây Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, để giữ nguồn cung ổn định cho các mối hàng, gia đình tôi còn thuê  hơn 1ha đất giao cho 5 hộ dân nghèo trong khu phố trồng rau má và bao tiêu sản phẩm giúp cho họ có thêm nguồn thu trang trải cuộc sống”.

     Định hướng về phát triển cây rau má trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, ông Nguyễn Văn Chữ - Phó Chủ tịch UBND phường Tam Quan Nam cho biết thêm: “Để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị của cây rau má thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, Hội Nông dân thị xã Hoài Nhơn tổ chức tập huấn cho bà con về kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP; Quy hoạch những diện tích đất màu, đất sản xuất lúa không có hiệu quả sang trồng rau má nhằm đảm bảo thu nhập cho nông dân ngày một cao hơn; Tìm kiếm vận động các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn đầu tư công nghệ sản xuất các loại sản phẩm tiêu dùng cao cấp từ rau má”.


Diệp Bảo Sương  (Cập nhật ngày 21-04-2023)



  • Currently 4.00/5

Kết quả: 4.0/5 - (1 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web