Bà Bùi Thị Bưởi, đang thu hoạch lá sương sâm.

    Mặc dù điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không mấy thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển nhưng với ý chí quyết tâm và kinh nghiệm học hỏi từ những năm mưu sinh ở các tỉnh miền Nam, vợ chồng ông Trần Văn Thâm (1964) và bà Bùi Thị Bưởi (1966) ở tổ 3, khu phố Thiết Đính Bắc, phường Bồng Sơn(TX Hoài Nhơn) đã mạnh dạn dưa giống sương sâm về trồng trên vùng đất quê nhà và bất ngờ mang lại hiệu quả kinh tế cao mở ra hướng phát triển từ loại cây trồng mới này ở địa phương.

    Đến tham quan vườn sương sâm với hơn 7.000 gốc mướt xanh, lá ken dày mới lạ của vợ chồng ông Thâm được trồng trên diện tích 3.500m2 đất gò đồi theo quy cách cây cách cây 20cm, hàng cách hàng 50cm. Để chống ngã đỗ trong mùa mưa và thời tiết bất thường, trên mỗi luống trồng, ông thiết kế những hàng trụ bê tông, mỗi trụ cách nhau 5m liên kết với nhau bằng dây căng vững chắc. Vì đặc tính của sương sâm là dây leo, ông sử dụng các loại dây bện bằng chất liệu nilon hoặc xơ dừa treo thẳng từ gốc lên, vừa tạo không gian cho sương sâm leo, vừa giúp thu hái dễ dàng. Đến nay, sau hơn 1 năm trồng và chăm sóc 100% gốc sương sâm đã cho thu hoạch.

    Để có được vườn sương sâmsum suê lá vươn cao đều thẳng tắp như bức tranh vẽ này, vợ chông ông Thâm đã phải tốn nhiều công sức, dày công chăm sóc mới thành công như ngày hôm nay, ông cho biết, tháng 7 năm 2022, ông đặt mua từ Long An 5kg hạt giống mỗi kg 500 ngàn đồng nhưng tỷ lệ hạt nẫy mầm rất thấp và không phải giống sương sâm như ông đã từng tham quan học hỏi. Sau đó ông tiếp tục nhờ người thân mua 4kg hạt sương sâm lông (loại lá và thân leo có lông tơ mịn) từ Gia Lai về gieo ươm, sau đó chọn những cây bụ bẫm đưa vào trồng. Thời gian đầu, do kinh nghiệm chưa vững cùng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương không giống với các tỉnh ở phía Nam nên ông Thâm gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều dây sương sâm trồng xuống sau 1 thời gian dài nhưng chậm phát triển hoặc bị chết phải dặm đi, dặm lại nhiều lần. Không từ bỏ, ông tiếp tục mày mò, tìm hiểu thêm các quy trình kỹ thuật canh tác đến nay ông đã khắc phục được tình trạng này.

    Chia sẻ cơ duyên đưa loại cây này về trồng trên đất vườn nhà, ông Thâm cho biết, sau hơn 5 năm tha phương cầu thực mưu sinh ở các tỉnh miền Nam, đến năm 2021, ông đưa gia đình về quê sinh sống. Trước khi thực hiện dự định này, tôi đã có thời gian tìm tòi, học tập các mô hình phát triển kinh tế ở các nhà vườn trong Nam có khả năng áp dụng được ở quê nhà và nhận thấy triển vọng từ cây sương sâm.

    Cũng theo ông Thâm, cây sương sâm là loại dễ trồng, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật chăm bón, nhưng người trồng cũng phải nắm bắt một số kinh nghiệm để cây phát triển tốt nhất. Dây sương sâm là loại ưa nước nhưng không được tưới quá nhiều, đất trồng phải đảm bảo tơi xốp, kèm theo hệ thống rãnh thoát nước hiệu quả, tránh bị úng. Tuy nhiên sâm lông là loại cây lấy lá, việc phun thuốc, bón phân phải tuân thủ theo hướng an toàn để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, nếu bón đều đặn các loại phân phân hữu cơ như bánh dầu, phân ủ từ vỏ đậu phộng thì cây sẽ phát triển mạnh, lá dày xanh đậm, giúp cây tăng sức đề kháng các loại sâu bệnh.

 

   Ảnh : Hội Phụ nữ phường Bồng Sơn hỗ trợ vốn khởi nghiệp cho gia đình ông Thâm, bà Bưởi

 

     Từ đầu năm 2023 đến nay, với trên 7 ngàn gốc sương sâm cho vợ chồng ông thu hoạch trung bình mỗi ngày từ 10-15kg lá sâm, rộ nhất là vào tháng 2 đến tháng 6. Theo bà Bùi Thị Bưởi, vợ ông Thâm, hiện tại giá bán trung bình tại địa phương từ 40-60 ngàn đồng/kg còn gửi đi tiêu thụ tại các thị trường Quảng Ngãi, Quảng Nam, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Gia Lai…giá dao động từ 80-100 ngàn đồng/kg.

      Cùng với đó, để quảng bá sản phẩm từ lá sương sâm tăng thêm nguồn thu nhập, vợ chồng ông tiếp tục đầu tư 1 mua máy vò lá sương sâm chế biến thạch sâm bán theo đơn đặt hàng, bán tại chợ, một phần bán tại nhà. Do là sản phẩm mới lạ và là chủ vườn duy nhất trồng sương sâm ở phường Bồng Sơn nói riêng, thị xã Hoài Nhơn nói chung nên mỗi ngày gia đình ông đưa vào máy vò từ 3-4kg lá sương sâm tương đương 50kg thạch  sâm tươi nhưng vẫn không đủ để cung cấp theo đơn đặt của các nhà hàng, quán giải khát và người tiêu dùng trong và ngoài địa phương, nhờ đó cho gia đình ông thu nhập hàng tháng từ 18-20 triệu đồng.

     Theo đánh giá của ông Nguyễn Trung Hòa, Phó Chủ tịch UBND phường Bồng Sơn, có thể nói đến thời điểm hiện nay, mô hình trồng sương sâm của gia đình ông Thâm là một mô hình phát triển kinh tế với giống cây trồng mới được đưa vào trồng thành công có hiệu quả kinh tế đầu tiên trên địa bàn. Để tiếp thêm nguồn lực cho gia đình ông có điều kiện để đầu tư hệ thống tưới tiêu, chế biến, bảo quản sản phẩm không ngừng nâng cao thu nhập, thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu các ngành chức năng cấp trên thẩm định giúp cho ông tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.

Máy vò sương sâm và sản phẩm thạch sương sâm


Diệp Bảo Sương  (Cập nhật ngày 06-11-2023)



  • Currently 1.00/5

Kết quả: 1.0/5 - (1 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web