Vượt qua muôn vàng khó khăn, trắc trở nhưng với tình yêu, sự đồng cảm, đặc biệt là sự quan tâm chia sẻ từ cộng đồng đã giúp cho đôi vợ chồng khuyết tật Lê Anh Phong và chị Trịnh Thị Xuân ở Xóm 10, thôn Mỹ Bình 2, xã Hoài Phú không đầu hàng số phận, từng bước ổn định cuộc sống.

      Anh Lê Anh Phong sinh năm 1980 ở huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không anh em ruột thịt. 18 tuổi anh đã vào thành phố Hồ Chí Minh mưu sinh với nghề chạm trỗ mỹ nghệ. Nhưng số phận đưa đẩy, vào năm 2006 trong một vụ tai nạn giao thông đã cướp đi mất chân phải. Cuộc sống khó khăn nhưng anh đã tự mình vực dậy, tiếp tục làm việc.

      Bị khuyết tật 2 chân từ nhỏ, hoàn cảnh gia đình cũng hết sức khó khăn, chị Trịnh Thị Xuân, sinh năm 1971 ở xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn cũng vào Tp Hồ Chí Minh lập nghiệp với nghề may công nghiệp. Nhờ sự chịu thương, chịu khó nên dù khuyết tật chị vẫn được cơ sở may nhận làm.

      Cũng trong khoảng năm 2010, 2 người gặp nhau qua chương trình Kết bạn 4 phương của Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Bình Dương. Vì đồng cảm đã đưa 2 người gắn bó với nhau và cùng đưa nhau về quê chị ở Hoài Phú, Hoài Nhơn để sinh sống.

      Tuy nhiên, cuộc sống hết sức khó khăn khi cả gia đình bên vợ và bên chồng đều không có điều kiện để giúp đỡ đôi vợ chồng trẻ. Trong 3 năm đầu tiên, hai vợ chồng phải đi thuê nhà trọ để ở, đến năm 2013, thấy hoàn cảnh của 2 vợ chồng khá khó khăn, Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh, huyện và địa phương đã quan tâm giúp đỡ, địa phương cho đất, tỉnh Hội và huyện hội vận động doanh nghiệp hỗ trợ tiền để xây dựng nhà ở cho 2 vợ chồng.

       Niềm vui lớn của đôi vợ chồng khuyết tật chưa trọn vẹn khi ngôi nhà đang được thi công thì tháng 9.2013, bé Lê Trịnh Gia Vỹ, lúc đó mới 9 tháng tuổi bị bỏng nước sôi với diện tích bỏng trên 60%, độ 2-3. Nhớ về thời điểm đó anh Lê Anh Phong thoáng rùng mình: “Nếu không có sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các cấp chính quyền không biết liệu rằng gia đình tôi có vượt qua được thời gian đó không. Vì toàn bộ số tiền điều trị cho bé đều do các tấm lòng vàng khắp nơi gửi về. Có lẽ vợ chồng tôi gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng nhân ái khắp cả nước cũng chưa đủ”.

      Rồi sau những biến cố lớn của cuộc đời, vợ chồng anh chăm chỉ làm việc, cùng nhau chăm sóc con, vun vén cho mái ấm của mình. Anh cho biết: “Xuất phát điểm mình đã thiệt thòi hơn mọi người, do đó đòi hỏi sự cố gắng, chăm chỉ của cả 2 vợ chồng”.

      Đến nay, bé Lê Trịnh Gia Vỹ đã được 5 tuổi, đang theo học tại Trường Mẫu giáo của thôn. Hàng  ngày chị Xuân đến cơ sở may gia công để làm việc, anh phụ trách đưa đón con rồi về chạm trỗ mỹ nghệ theo đơn đặt hàng của các cơ sở. Chị Trịnh Thị Xuân tâm sự: “Tới giờ tôi đã thấy mình hạnh phúc, dù cuộc đời còn nhiều khó khăn đòi hỏi sự cố gắng từ cả 2 vợ chồng nhưng chỉ cần thấy con vui vẻ chạy nhảy, nô đùa cùng bạn, sự san sẻ từ chồng đã giúp tôi vững tin hơn trong cuộc sống”.

       Hiện nay, anh Lê Anh Phong chăm chỉ chạm trỗ mỹ nghệ tại nhà để kiếm thu nhập trang trải cho cuộc sống. Anh cho biết, một số cơ sở sản xuất đồ gỗ có đề nghị nhận anh làm tại cơ sở của họ nhưng để tiện chăm sóc cho con vì bé còn nhỏ, vợ bị tật nặng không thể đưa đón bé nên anh vẫn làm tại nhà. Ngoài ra, anh tâm sự: “Với kinh nghiệm gần 20 năm làm chạm trỗ mỹ nghệ, tôi sẵn sàng nhận dạy nghề miễn phí cho trẻ mồ côi và người khuyết tật nếu họ có nhu cầu, cũng coi đó như một cách để trả ơn với đời”.


Ánh Nguyệt  (Cập nhật ngày 18-04-2018)



  • Currently 1.50/5

Kết quả: 1.5/5 - (2 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web