Trong những năm gần đây, từ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi ở thị trấn Tam Quan đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế đa dạng, nhiều gương nông dân hăng say lao động, dám nghĩ dám làm, sáng tạo năng động, từng bước vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Ông Nguyễn Duy Nhâm, 63 tuổi ở khối 8, thị trấn Tam Quan, huyện Hoài Nhơn là một điển hình như thế.

     Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, ông Nhâm là cán bộ lâm nghiệp tại Lâm trường Hoài Nhơn, đến năm 1989 ông về hưu theo chế độ. Từ đây cuộc sống gia đình ông bắt đầu khó khăn khi phải nuôi hai con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học, trong khi kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào vài sào ruộng. Trong hoàn cảnh gia đình như vậy, là lao động chính trong gia đình, ông Nhâm nhiều đêm suy nghĩ, tìm hướng đi mới phát triển kinh tế, làm thế nào để thoát khỏi cảnh khó khăn, cải thiện cuộc sống và vươn lên làm giàu. Tận dụng thế mạnh của địa phương là trồng lúa và nếp ngự, ông bắt đầu mở thử lò sản xuất bánh truyền thống sản xuất nhiều loại bánh nhau như bánh thửng, bánh con sùng, bông lan, ga tô, bánh nổ… trải qua nhiều năm sản xuất bánh truyền thống bằng thủ công, manh mún nhỏ lẻ chỉ trông chờ vào thị trường ngày Tết nên thu nhập không được bao nhiêu, cuộc sống gia đình chỉ đủ ăn đủ mặc, không khá lên được. Do đó, bắt đầu từ năm 2010 ông mạnh dạn chuyển sang chuyên sản xuất bánh nổ. Ông Nhâm cho hay: “Sau khi sản xuất thử nhiều loại bánh thì chiếc bánh nổ được tôi chọn sản xuất lâu dài bởi lẽ đây là loại bánh truyền thống được nhiều người biết đến, đồng thời kích thích được người nông dân sản xuất nguyên liệu là nếp ngự, cho hiệu quả kinh tế hơn hẳn trồng lúa, và thị trường tiêu thụ mạnh rộng hơn so với các loại bánh khác trên thị trường do mình cải tiến kĩ thuật bánh được sấy khô nên bảo quản lâu hơn, ngoài ra chiếc bánh nổ ở địa phương có vị đặc trưng riêng, ngon, thơm, được nhiều người biết đến”.

     Nhận thấy thị trường tiêu thụ bánh nổ ngày càng rộng, nên từ năm 2012 ông Nhâm đã ông bỏ vốn ra trên 200 triệu để đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy ép, máy trộn gừng, máy sấy…. Nhờ vậy mà ông tiết kiệm được công lao động, sản phẩm làm ra nhiều hơn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bảnh nổ cơ sở Sáu chiến của ông có hai loại gồm loại thường được làm từ nếp ngự, đường, gừng; còn loại cao cấp có thêm dừa giòn. Với giá cả dao động từ 10.000 đến 15.000 đồng/bịch. Hàng năm, cơ sở của ông sản xuất khoảng 25 tấn bánh, cho thu nhập khoảng 100 đến 150 triệu đồng mỗi năm. Cơ sở của ông còn tạo việc làm thường xuyên cho 8 đến 10 lao động nông nhàn tại địa phương với mức thu nhập từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng/ngày.

     Với phương châm ngon, bổ rẻ và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên chiếc bánh nổ mang thương hiệu Sáu Chiến đã có mặt ở nhiều tỉnh thành trong cả nước như Bình Định, Quảng Ngãi, Huế, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Đắc Nông, Hải Phòng… Chia sẽ về kinh nghiệm để làm ra được một chiếc bánh nổ thơm ngon, kích thích người tiêu dùng, ông Nhâm chia sẽ: “Để sản xuất ra một chiếc bánh ngon thì điều quyết định đầu tiên là nguyên liệu ở đây chính là nếp ngự, nếu mình chọn nếp mà không bung ra được hết thì chiến bánh làm ra sẽ bị dai, còn khi hạt nếp đã bung ra hết thì bánh sẽ giòn và dẻo; thứ hai là gừng, gừng phải được chọn lựa kĩ, không sử dụng gừng Trung Quốc, vì mặc dù củ to nhưng lại không có vị thơm, bánh làm ra không có vị thơm đặc trưng của gừng, đồng thời  tỷ lệ hỗn hợp giữa nếp, gừng, đường cũng quyết định nên một chiếc bánh nổ thơm ngon”.

     Hiện tại ông Nhâm tiếp tục tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua việc tham gia quảng bá sản phẩm tại các Hội Chợ. Đặc biệt, để bảo quản sản phẩm được lâu ông đã đầu tư mua máp ép bì  trị giá 130 triệu đồng để có thể bảo quản sản phẩm được khoảng 12 tháng thay vì như 6 tháng trước đây, đồng thời hộp đựng bánh cũng được in ấn rất đẹp, bắt mắt để chiếc bánh nổ được mọi người mua về làm quà tặng người thân trong các dịp đi xa.

    Nhờ cần cù chịu khó, biết cách làm ăn nên cuộc sống gia đình ông Nhâm đã ổn định, khá giả, con cái được học hành đến nơi đến chốn, có nghề nghiệp ổn định. Ông Nhâm được công nhận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp xã, huyện nhiều năm liền.


Thái Ngân  (Cập nhật ngày 15-09-2017)



  • Currently 1.50/5

Kết quả: 1.5/5 - (2 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web