Ảnh: Ông Nguyễn Văn Phó, bên cánh đồng cói xanh tốt của mình.

    Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, cựu chiến binh Nguyễn Văn Phó (1952)ở thôn Gia An Đông, xã Hoài Châu Bắc đã mạnh dạn đầu tư gần 500 triệu đồng cải tạo 15.000m2 đất nhiễm phèn nặng sang trồng cây cói tại cánh đồng thôn Chương Hòa, bước đầu đã mang lại hiệu quả khả quan.

    Ông Trần Ngọc Lê, Trưởng thôn Chương Hòa cho biết: “ Cánh đồng Quán này có diện tích khoảng hơn 4ha, trước đây chính quyền địa phương khoán cho bà con trong thôn chúng tôi sản xuất nhưng vì đất bị nhiễm phèn rất nặng, dù đã tìm nhiều phương cách để cải tạo nhưng vẫn không sao rửa hết được phèn. Riêng một số diện tích ruộng chân cao chừng 0,5 ha tại đây bà con đã có nhiều cố gắng duy trì sản xuất nhưng liên tục bị mất mùa cuối cùng phải đành bỏ hoang”. Cũng theo ông Lê, một thời gian sau xã tiếp tục có chủ trương cho thuê dài hạn cánh đồng với giá khá ưu đãi để khuyến khích người dân đầu tư sản xuất cây, con phù hợp. Theo đó, đã có 2 cá nhân ngoài địa bàn đến đăng ký thuê hết diện tích để xây dựng trang trại nuôi cá nước ngọt kết hợp trồng các loại cây ăn quả chịu mặn nhưng rồi tất cả đều không thể thực hiện được bởi có trên ¾ diện tích trũng thấp, nước phèn sình lầy ứ đọng quanh năm vì không có lối thoát.

    Vẫn biết tường tận đây là vùng đất rất “khắc nghiệt” nhưng với ý chí của một người thương binh giàu nghị lực “Khó không phải là không làm được” tháng 4/2013, ông Nguyễn Văn Phó (1952) ở thôn Gia An Đông quyết định thuê lại cánh đồng để thực hiện dự định của mình sau nhiều năm trăn trở nhưng chưa có điều kiện thực hiện. Ông Phó giải bày: “Sống ở làng nghề chiếu cói có niên đại gần 200 năm, nhất là những năm gần đây, nghề dệt chiếu ở Hoài Châu Bắc không ngừng phát triển nhưng vùng nguyên liệu thì có hạn mà còn bị thu hẹp dần bởi những công trình dân sinh. Ở làng nghề này có những thời điểm bị mất mùa cói hoặc “ đắt hàng” bà con phải chạy đôn chạy đáo các nơi tìm mua nguyên liệu về dệt để giữ mối hàng nên lời lãi chẳng là bao. Trong khi đó địa phương vẫn còn một số diện tích có thể đầu tư thâm canh trồng cói thì lại bỏ hoang. Thấy quá uổng phí tôi nung nấu ý định từ lâu nhưng khi đưa ra bàn bạc với vợ thì bà ấy quyết liệt từ chối. Rồi năm lần bảy lượt tôi kiên trì thuyết phục, cuối cùng bà ấy cũng chiều theo ý tôi nhưng vẫn thấp thởm lo âu”.

    Mặc dù đã có sẵn nhiều phương án cải tạo nhưng khi triển khai tất cả đều bất thành, nhưng khi tìm ra giải pháp khả thi nhất để thau rửa phèn mặn thì bị một số bà con cản trở không cho thực hiện. Họ cho rằng việc ông sử dụng xe múc đào mương sâu bao quanh vùng đất trũng ấy sẽ rút hết nước các thửa ruộng chân cao gây ảnh hưởng đến việc chăm sóc và năng suất lúa của họ nhưng khi nghe ông giải bày phương án cải tạo trong đó có nhiều điểm lợi thế cho bà con như chống được ngập úng vào mùa mưa, hạn chế chuột gây hại…khi đó người dân mới thật sự đồng tình ủng hộ. Nói về quá trình cải tạo từ một vùng đất nhiễm phèn nặng trở cánh đồng cói bát ngát, ông Phó cho biết: “Để có một vùng cói màu mỡ như ngày hôm nay, ban đầu không mấy người tin tôi chinh phục được vùng đất nhiễm phèn lâu đời lâu kiếp này. Ngoài việc thuê xe múc 200m mương xung quanh diện tích 3 ha đã thuê rồi dùng đất đó phủ lên bề mặt phèn nguyên trạng. Kiên cố một kênh mương dài 50m bằng bê tông xi măng để dẫn toàn bộ nước phèn rỉ cho thoát ra sông ông Khéo. Tiếp đến để tạo độ tơi xốp, tôi mua cả trăm xe đất nông hóa và cát chuyển đến trộn với vôi bột rồi dùng xe xới xáo lại nâng mặt bằng hợp lý thì mới có thể an tâm xuống giống”.

    Sau khi hoàn thiện việc nâng cấp cải tạo, ông Phó đầu tư 80 triệu đồng mua giống trồng 20 sào cói, ông chia sẻ thêm: “Trồng cói đầu tư kinh phí và công thấp hơn 50% so với trồng lúa. Đặc biệt trồng 1 sào cói mình cứ thong dong thu hoạch liên tục từ 3 đến 4 năm, cói là cây chịu thâm canh nếu sử dụng phân bón đầy đủ phù hợp với chân đất phòng trừ sâu tốt thì 1 sào cói có thể cho thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng, gấp 4 - 5 lần so với  1 sào lúa”. Bên cạnh đó, để hạn chế chuột cắn phá cói non đầu vụ, ông Phó trồng mỳ, chuối xung quanh nên chuột chỉ ăn mì, phá chuối nhờ đó mà cói của ông phát triển khá đồng đều, chưa dừng lại ở đó ông còn bỏ ra hơn 50 triệu đồng nạo vét lại 10.000 m2 mặt nước để nuôi thêm một số loại cá có khả năng sinh trưởng, phát triển trong môi trường nhiễm phèn như trắm, mè, rô phi mỗi năm cho thu hoạch trên 20 triệu đồng. Đến nay sau 3 năm đầu tư chăm sóc, gia trại “cói-cá-cây ăn quả” của ông cho thu hoạch bình quân 100 triệu đồng/năm.

Thu hoạch cói trên cánh đồng Gia An Nam, Hoài Châu Bắc.

    Đánh giá sự thành công của ông Phó, ông Nguyễn Đức Đạm – Phó chủ tịch UBND xã Hoài Châu Bắc chia sẻ:Để cải tạo thành công vùng đất hoang hóa tưởng như vĩnh viễn bỏ đi chỉ bằng ý chí và nghị lực thôi chưa đủ, mà ông còn có tinh thần quyết đoán, tự tin nên mới dám bỏ ra hơn nửa tỷ đồng để chinh phục mà trước đó đã có người thất bại. Thành công của ông không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho gia đình mà còn giúp cho bà con trong làng nghề dệt chiếu truyền thống địa phương chủ động được một phần lớn nguồn nguyên liệu tạo chỗ qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh, mở hướng phát triển kinh tế ở những vùng đất nhiều tiềm năng khác ngay trên mảnh đất này nhưng đến nay vẫn chưa được đánh thức”.


Thái Ngân - Bảo Sương  (Cập nhật ngày 29-11-2016)



  • Currently 3.00/5

Kết quả: 3.0/5 - (2 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web