Sáng 09/10/2024, tại Văn phòng HĐND và UBND thị xã, Thường trực HĐND thị xã Hoài Nhơn tổ chức làm việc với lãnh đạo Tòa án nhân dân và Trưởng, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân thị xã nhiệm kỳ 2021 - 2026 để nắm tình hình phối hợp hoạt động giữa Chánh án Tòa án nhân dân và Đoàn Hội thẩm nhân dân thị xã trong công tác xét xử từ đầu nhiệm kỳ đến ngày 30/9/2024.

    Đồng chí Trịnh Thị Út - Ủy viên BTV Thị ủy, Phó Chủ tịch HĐND thị xã chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại biểu Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam, Trưởng và Phó các Ban HĐND, Chánh án và các Phó Chánh án Tòa án nhân dân, Trưởng và Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân thị xã, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

    Trong công tác xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật và thực hiện theo quy định tại Điều 8 và 9 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 ngày 24/11/2014. Từ ngày 15/7/2021 đến ngày 30/9/2024, Tòa án nhân dân thị xã Hoài Nhơn đã thụ lý 3.690 vụ việc, giải quyết 3.505 vụ việc. Trong đó, đã xét xử 913 vụ việc. Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử 1.826 lượt (mỗi vụ án có 02 hội thẩm tham gia xét xử). Trước khi tham gia xét xử, các hội thẩm đã chủ động thời gian nghiên cứu hồ sơ, nội dung cần xét hỏi tại phiên tòa để làm sáng tỏ vụ án; chủ động cùng thẩm phán - chủ tọa phiên tòa tổ chức điều khiển phiên tòa đảm bảo dân chủ đúng tinh thần cải cách tư pháp. Bằng hoạt động của mình, các Hội thẩm đã đóng góp tích cực vào việc giáo dục công dân chấp hành pháp luật, giáo dục ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong thảo luận nghị án, các Hội thẩm phát huy vai trò độc lập trong việc đánh giá chứng cứ, các tình tiết của vụ án. Từ đó, các bản án được tuyên đảm đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật. Để nâng cao chất lượng hoạt động cho các Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử vụ án, trong thời gian qua, ngành tòa án đã tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm mỗi năm 02 đợt. Thông qua các hội nghị tập huấn, các Hội thẩm nhân dân đã có thêm những kinh nghiệm phù hợp với thực tiễn, kiến thức pháp luật cần thiết phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ. Hội thẩm được Chánh án TAND thị xã phân công thực hiện nhiệm vụ theo lịch xét xử hàng tháng của Tòa án. Việc phân công xét xử đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tất cả hội thẩm đều phải thực hiện nhiệm vụ. Hội thẩm nhân dân được Tòa án nhân dân tối cao cấp trang phục xét xử, Giấy chứng minh Hội thẩm để thực hiện nhiệm vụ xét xử, được TAND tỉnh tập huấn nghiệp vụ xét xử và cung cấp các văn bản pháp luật. Thực hiện đầy đủ báo cáo định kỳ 06 tháng, 01 năm, giữa nhiệm kỳ và những báo cáo đột xuất theo yêu cầu TAND tỉnh Bình Định và Thường trực HĐND thị xã. Hàng năm, được xét khen thưởng khi hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện chi bồi dưỡng cho Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử kịp thời, đúng, đủ theo quy định.

    Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế như: Hầu hết Hội thẩm nhân dân là cán bộ đương chức (20/25 đồng chí, cán bộ hưu trí 05/25 đồng chí), trong khi đó, các cán bộ đương chức thường là lãnh đạo và kiêm nhiệm nhiều công việc tại đơn vị công tác, nên rất khó khăn thu xếp thời gian tham gia công tác xét xử. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, 05 đồng chí hội thẩm hưu trí đã tham gia xét xử 1.242 lượt/ 1.826 lượt, chiếm tỷ lệ 68%. Một số đồng chí mới được bầu lần đầu nên còn ít kinh nghiệm trong công tác xét xử. Việc đầu tư nghiên cứu hồ sơ vụ án chưa thực sự chuyên sâu. Việc phân công các Hội thẩm khi tham gia xét xử đôi lúc còn bất cập, kế hoạch và phân công được công bố theo Lịch xét xử hàng tháng, tuy nhiên thực tế hầu như các Hội thẩm được phân công theo lịch xét xử không thể thực hiện nhiệm vụ vì trùng với các hoạt động công tác tại cơ quan làm việc…

      Trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Chánh án Tòa án nhân dân và Đoàn Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử, Thường trực HĐND thị xã đề nghị: Chánh án Tòa án nhân dân và Đoàn Hội thẩm nhân dân tăng cường hơn nữa công tác phối hợp trong hoạt động xét xử, đảm bảo theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 ngày 24/11/2014, Nghị quyết số 1213/2016/UBTVQH13 ngày 13/6/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm; trong đó, lưu ý một số nội dung sau: Chánh án Tòa án nhân dân thị xã tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ án tồn đọng, quá hạn; phối hợp chặt chẽ với Đoàn Hội thẩm nhân dân trong việc phân công lịch xét xử, khuyến khích cho Hội thẩm đăng ký lịch xét xử hàng tháng; ban hành thông báo hoặc giấy mời Hội thẩm tham gia xét xử kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi để Hội thẩm nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án trước khi tham gia xét xử; đảm bảo kinh phí hỗ trợ hoạt động của Đoàn Hội thẩm nhân dân theo quy định. Đối với Đoàn Hội thẩm nhân dân, thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin, phối hợp chặt chẽ với Chánh án Tòa án nhân dân thị xã, sắp xếp tham gia xét xử đảm bảo theo lịch được phân công; trường hợp vì lý do khách quan, chính đáng mà không thể thực hiện nhiệm vụ xét xử, thì phải thông báo ngay cho Chánh án Tòa án nhân dân thị xã biết; định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc khi có yêu cầu, báo cáo bằng văn bản với Thường trực HĐND, Ban Thường trực UBMTTQVN thị xã về hoạt động của Hội thẩm./.


Ái Xa  (Cập nhật ngày 10-10-2024)



  • Currently 5.00/5

Kết quả: 5.0/5 - (1 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốChỉ tiêu KTXHDubaothoitiet

  Liên kết web