Tuyến đường bê tông giao thông ở xã Hoài Châu

     Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện Hoài Nhơn có 7/15 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông. Để đạt được kết quả trên, huyện Hoài Nhơn đã huy động tối đa mọi nguồn lực, tranh thủ mọi nguồn vốn đối ứng và huy động sức dân để phát triển hạ tầng giao thông nông thôn.

     Tiêu chí về giao thông (tiêu chí số 2) trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một trong các tiêu chí tốn kém nhiều kinh phí và khó khi thực hiện so với các tiêu chí khác. Xác định được điều đó, trong 4 năm qua, huyện Hoài Nhơn đã huy động tối đa mọi nguồn lực, tranh thủ mọi nguồn vốn và huy động sức dân để phát triển hạ tầng giao thông nông thôngóp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Theo ông Nguyễn Chí Công – Trưởng Phòng kinh tế,Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Hoài Nhơn cho biết: “Từ khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đến nay, toàn huyện Hoài Nhơn đã huy động được 163 tỷ đồng để thực hiện đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông nông thôn. Trong đó, vốn từ ngân sách nhà nước chiếm 71,5%, vốn huy động nhân dân đóng góp chiếm gần 13% còn lại là vốn từ các chương trình và huy động từ doanh nghiệp”.

    Theo đó, từ năm 2011-2015 toàn huyện đã thực hiện làm mới, nâng cấp gần 416km đường giao thông gồm: nhựa hóa, bê tông hóa hơn 32km, bê tông đường trục xã, liên xã 120km; bê tông, cứng hóa đường trục thôn, ngõ xóm 192,6km và cứng hóa hơn 70km đường trục chính nội đồng. Đến thời điểm hiện nay đã có 7 xã gồm: Tam Quan Bắc, Hoài Hương, Hoài Châu, Hoài Hải, Hoài Châu Bắc, Tam Quan Nam và Hoài Tân hoàn thành tiêu chí về giao thông.

     Để đạt được kết quả trên, trong thời gian qua huyện đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh phong trào làm đường giao thông nông thôn. Thông qua việc tuyên truyền nội dung ý nghĩa của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, các xã tập trung công tác vận động người dân hiến đất, đóng góp ngày công lao động, tiền, vật tư đã tạo thành phong trào xây dựng nông thôn mới, được nhân dân  ủng hộ và hưởng ứng tích cực. Điển hình là xã Tam Quan Nam, một trong những xã triển khai làm tốt công tác giao thông nông thôn. Từ năm 2011 đến nay, bà con nhân dân trong xã tự nguyện đóng góp tiền mặt trên 4 tỉ đồng; 23.000m  2 đất; hơn 1.200m2 tường rào bê tông; 2.243 cây dừa và cây lâu niên khác; tham gia gần 5.000 ngày công để cùng nhau xây dựng hoàn chỉnh 99 tuyến đường bê tông nông thôn với tổng chiều dài 76,77km.

Một tuyến đường giao thông nông thônở Cửu Lợi Nam, Tam Quan Nam

     Ông Đào Duy Bé (64 tuổi) ở thôn Cửu Lợi Nam (Tam Quan Nam)người tình nguyện đóng góp 1,2 triệu đồng, hiến 200m2 đất vườn, 25m tường rào, 7 cây dừa với tổng trị giá trên 50 triệu đồng chia sẻ: “Làm con đường bê tông là nguyện vọng của người dân địa phương chúng tôi, bởi từ nay sẽ không còn thấy cảnh trẻ con xoắn quần, xách dép lội bì bõm băng đồng đến trường trong mùa mưa lũ. Tôi đóng góp một chút lợi ích của mình như vậy có đáng là bao. Ở Cửu Lợi Namkhông chỉ có gia đình tôi mà hầu như nhà nào cũng sẵn lòng hiến đất, đóng góp công sức để làm đường bê tông”.

     Còn tâm sự của ông Nguyễn Lâm ở thôn Thạnh Xuân Bắc (Hoài Hương) người tiên phong hiến 10m2 đất cùng 1 tường rào dài 15m vừa mới xây trị giá hơn 10 triệu đồng để địa phương mở rộng đường giao thông: “Lợi ích của riêng bản thân và gia đình thì ai cũng cần, nhưng mình hy sinh một ít quyền lợi để có được con đường giao thông thông suốt góp phần tạo điều kiện cho kinh tế địa phương phát triển từ đó gia đình mình cũng được hưởng lợi theo là việc nên làm thì cần gì phải bàn, phải vận động”.

     “Qua gần 4 năm triển khai, nhìn một cách tổng thể, việc thực hiện chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn gắn liềnvới tiến trình xây dựng nông thôn mớivẫn còn rất nhiều việc cần làm và cần sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong thời gian tới. Nhưng điều đáng ghi nhận và trân trọng hơn cả là chương trình đã nhận được sự đồng thuận cao của chính người dân, mặc dù một bộ phận lớn người dân trên địa bàn còn gặp không ít khó khăn về kinh tế nhưng một khi họ đã thực sự nhận thức và hiểu rõ về mục đích của xây dựng nông thôn mới cũng như lợi ích kinh tế từ xây dựng nông thôn mới, thì họ sẽ sẵn sàng chung tay, đóng góp công sức, tiền của để xây dựng”. Ông Nguyễn Chí Công, chia sẻ thêm.


Diệp Bảo Sương - Ánh Nguyệt  (Cập nhật ngày 29-07-2015)



  • Currently 1.00/5

Kết quả: 1.0/5 - (1 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web