Nói đến phong tục, lễ hội, ẩm thực thì Tết Nguyên đán là dịp thể hiện sinh động, đa dạng và hào phóng nhất những nét văn hóa đặc trưng của cư dân Việt trên khắp mọi miền đất nước. Với lịch sử định cư gần 550 năm kể từ năm 1471 khi vua Lê Thánh Tông mở rộng biên giới Đại Việt đến đèo Cả, cư dân Hoài Nhơn có kho tàng ẩm thực hết sức phong phú. Dịp Tếtnguyên đán, cùng với tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên lâu đời, mỗi mâm cơm cúng ngày Tếtlà sự hội tụ và thể hiện ẩm thực đậm đà nhất, trong đó nhiều món được chế biến từ thịt heo.Từ khoảng 28 đến 30 tháng Chạp, cư dân làng xã có tục chia heo với bà con, hàng xóm láng giềng. Chia heo ngày Tết không chỉ là một hoạt động phân chia khẩu phần thực phẩm thông thường mà còn mang tính tập thể, tính cộng đồng và là nét đẹp văn hóa độc đáo còn duy trì đến nay ở Hoài Nhơn.

    Với tổng số đàn heo toàn huyện khoảng 200 ngàn con, nghề chăn nuôi heo phát triển khá mạnh ở Hoài Nhơn, trước đây nuôi heo được lựa chọn như một nghề nhà nông phổ biến bên cạnh chủ lực là trồng lúa. Heo được nuôi bằng gạo, cám gạo, rau xanh từ vườn, nênthịtchắc nạc, thơm ngon. Từ khoảng tháng Chạp, mọi người bàn bạc, hợp tác thống nhất tìm heo để chia. Từ ngày 28 đến trưa ngày 30, mọi người cùng tập trung để xẻ thịt, mỗi người một tay để làm heo. Một con heo có thể được chia làm 4 phần, 8 phần, mỗi phần đều có được tất cả các bộ phận, các phần tương đối ngang nhau do thợ thịt phân chia. Đầu heo và một số nội tạng được dùng để nấu cháo dùng ngay tại buổi chiều cuối năm để họp mặt chung vui. Để dùng thịt được lâu trong 3 ngày Tết, khi chưa có tủ lạnh, các bà, các cô có những kinh nghiệm, phương thức chế biến thịt heo riêng để dùng được lâu. Thịt nạc đem vào cối giã nhuyễn làm chả đậu phộng; hoặc ướp với hành tiêu, xiên que tre, đem quấn lá chuối và nướng trên bếp than củi. Thịt ba chỉ, thịt mỡ được thưng với gạo rang, đem hung trên giàn bếp; hoặc luộc để ráo nước đem dầm nước mắm ngon. Xương heo và một ít thịt nạc thì được băm nhuyễn, ướp gia vị, phi hành thơm đem xào khô; mỗi bữa lấy một ít, đem um với củ môn hoặc nấu nước bún rất ngọt vị. Giò heo thì đem nấu nhừ để dùng với bún gạo, bún số 8 tùy khẩu vị. Thịt sườn thì được um mặn;…mỗi bộ phận có cách thái, chặt, ướp riêng. Mỗi thứ một ít, được chế biến làm mâm cơm dâng cúng ông bà, Tổ tiên, cùng với các món như bánh tráng, mắm kiệu, bánh chưng, bánh tét, cá ngừ, thịt gà, …. Mỗi bữa cơm ngày Tết là mỗi bữa cơm đoàn viên, đầy đủ món ăn, đầy đủ thành viên gia đình, sung túc và vui vẻ.

    Việc chia heo ngày Tết ưu việt ở chỗ vừa kinh tế, tiết kiệm so với việc mua thịt heo trên thị trường, vừa an toàn, thơm ngon, vừa đậm đà khẩu vị truyền thống.Ngày nay phong tục chia heo vẫn còn phổ biến ở các làng xã Hoài Nhơn. Mỗi nhà có những cách chế biến riêng, duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, những ai đã từng được thưởng thức thì sẽ nhớ mãi những hương vị ấy, đi đâu cũng muốn quay về./.


Thanh Diệu  (Cập nhật ngày 01-02-2019)



  • Currently 1.00/5

Kết quả: 1.0/5 - (2 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web