Cách đây 93 năm, vào ngày 21/6, báo “Thanh niên” do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, đã ra số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của Báo chí cách mạng Việt Nam.   Sau đó, nhiều tờ báo, tạp chí ra đời như: báo Công hội đỏ, Lao động, Cờ vô sản, Cờ giải phóng, Cứu quốc, tạp chí Cộng sản, tạp chí Bônsêvích … Các xứ ủy, tỉnh ủy, nhiều huyện ủy và chi bộ cũng ra báo. Báo chí trong thời kỳ này đóng vai trò quan trọng trong việc phát động cao trào cách mạng của công nông chống đế quốc-phong kiến, đỉnh cao là cao trào Xô viết-Nghệ Tĩnh. Các chi bộ cộng sản trong một số nhà tù lớn cũng đã xuất bản báo và tạp chí. Báo chí trong những năm 1930-1945 đã phục vụ tích cực cho xây dựng Đảng, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng dân quyền của Đảng, kiên quyết chống đế quốc, phong kiến, chống chủ nghĩa cải lương của giai cấp tư sản và chủ nghĩa dân tộc tư sản của Việt Nam quốc dân Đảng, đẩy mạnh cao trào cách mạng và giành thắng lợi lịch sử. Kể từ khi báo Thanh niên ra đời đến tháng 8/1945, tổng cộng có hơn 270 tờ báo và tạp chí.

   Trong năm đầu của chính quyền cách mạng, báo chí phục vụ tích cực cho nhiệm vụ bảo vệ chính quyền non trẻ. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai bùng nổ và lan rộng. Báo chí cách mạng có một bộ phận xuất bản công khai ở các vùng tự do và các căn cứ kháng chiến, một bộ phận xuất bản trong vùng địch chiếm. Những văn kiện của Đảng, bài nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng được in trên các báo Trung ương và các báo địa phương.

   Là người đặt viên gạch đầu tiên cho nền báo chí cách mạng Việt Nam với việc tổ chức và xuất bản tờ “Thanh Niên” từ năm 1925, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản báo chí quý báu với những giá trị to lớn về nội dung, tư tưởng, góp phần dẫn dắt nền báo chí cách mạng nói chung, người làm báo nói riêng phát triển và trưởng thành. Từ đó, báo chí đã trở thành một bộ phận quan trọng, gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng, với dân tộc Việt Nam.

    Người cho rằng, hoạt động báo chí thực chất là hoạt động chính trị, báo chí là vũ khí đấu tranh nên báo chí cách mạng trước tiên phải mang tính chiến đấu, tính định hướng và tính quần chúng nhằm tuyên truyền cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung đó là kháng chiến và kiến quốc để đi đến kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. 93 năm qua, báo chí, truyền thông đồng hành với cách mạng, đã có đóng góp xứng đáng vào tiến trình lịch sử vẻ vang của Đảng, của dân tộc làm nên Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và sự nghiệp đổi mới ngày nay.

    Có thể khẳng định rằng, học tập sáng tạo cách viết và phong cách báo chí Hồ Chí Minh, đội ngũ những người làm báo không ngừng lớn mạnh và trưởng thành qua năm tháng. Nhiều nhà báo không ngại khó khăn, thử thách, sẵn sàng xung kích đi đầu trong việc thông tin, cung cấp sự kiện cho công chúng, vạch ra những hiện tượng, những vấn đề bức xúc trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Đặc biệt, báo chí cách mạng đã góp phần ngăn chặn tình trạng nhiễu và loạn thông tin, định hướng dư luận, loại bỏ những nguy cơ có thể gây ra những thiệt hại vô cùng nặng nề không chỉ cho đời sống xã hội mà thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh dân tộc và chế độ chính trị của đất nước.

    Tuy nhiên, trong xu thế thương mại hóa báo chí hiện nay, vì lợi nhuận, vì áp lực cạnh tranh, “chạy đua”, giành giật thông tin và bạn đọc nên hoạt động báo chí vẫn còn những yếu kém, khuyết điểm. Đặc biệt, nguyên tắc khách quan, trung thực chưa thực sự được bảo đảm triệt để. Đánh giá về hoạt động thông tin báo chí thời gian qua, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII nêu rõ: “Truyền thông đại chúng phát triển nhanh cả về loại hình, quy mô, lực lượng, phương tiện kỹ thuật và ảnh hưởng xã hội… nhưng hệ thống thông tin đại chúng phát triển thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực và quản lý không theo kịp sự phát triển. Một số cơ quan truyền thông có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích, chưa làm tốt chức năng định hướng dư luận…”. Do đó, hơn lúc nào hết, báo chí cần phát huy tốt vai trò định hướng thông tin góp phần vào công tác lãnh chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. tiếp tục quan tâm, đồng hành cùng với các cấp ủy, chính quyền, nhân dân trong cả nước. Tích cực động viên, khích lệ những mặt tốt, tích cực, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, phối hợp để định hướng thông tin tới độc giả một cách kịp thời và chính xác nhất.


Anh Tuấn  (Cập nhật ngày 19-06-2018)



  • Currently 1.00/5

Kết quả: 1.0/5 - (1 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web