Chiều ngày 3/8 thường trực huyện uỷ tổ chức khảo sát thực địa chứng tích địa đạo Gò Quánh tại thôn Mỹ An 1 xã Hoài Thanh. Đồng chí: Phạm Trương- TUV Bí thư huyện ủy chủ trì buổi làm việc, Trương Đề -PCT UBND huyện dự.

Qua khảo sát sơ bộ của đoàn thì tại đây còn khoảng 12 miệng hầm, do đã bị bỏ hoang cách đây 42 năm nên các miệng hầm bị sạt lở nhiều, một số miệng đã bị lấp, cây cối mọc um tùm, không còn nguyên hiện trạng như trước. 

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ở thôn Mỹ An, xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, hệ thống địa đạo Gò Quánh góp phần tích cực làm nên thắng lợi lịch sử không những của xã Hoài Thanh mà còn của huyện Hoài Nhơn. Tuy nhiên, sau năm 1975, chứng tích này đã bị bỏ quên. Theo lời kể của  ông Mai Tiến Dũng, 77 tuổi, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chính trị viên Huyện đội Hoài Nhơn và một số nhân chứng  biết tường tận về địa đạo này cho biết: “Sau khi học tập kinh nghiệm chiến đấu dựa theo hệ thống địa đạo ở Củ Chi, đồng chí Lâm Hỷ - Huyện đội trưởng Hoài Nhơn lúc bấy giờ - về báo cáo ngay với Huyện ủy. Thấy rằng địa đạo sẽ tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi, Huyện ủy chỉ đạo cho triển khai. Sau đó Gò Quánh được chọn với 3 lý do: Thứ nhất yếu tố bí mật, vì độ tin cậy cao, các gia đình xung quanh cùng dòng họ đều tham gia cách mạng. Thứ hai: cấu trúc địa chất ở khu vực đó là đất sỏi cơm, nên vừa dễ đào vừa đủ cứng để chống sập. Thứ ba: yếu tố bất ngờ giữa các gò đồi như đồi Nghiêm, đồi Mỹ, đồi A, đồi Ấm, Gò Tùng…và gần các hố thuộc dãy núi Kho Hoài Hương, thuận lợi cho việc chỉ đạo kịp thời phong trào cách mạng ở các xã.

Thực hiện đường lối quân sự của Đảng, xác định cuộc chiến đấu còn trường kỳ gian khổ, hy sinh ác liệt. Phải dựa vào dân, xây dựng phương châm “chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện”, “chiến tranh du kích”, Huyện ủy quyết tâm “xây dựng hệ thống công sự địa đạo”, tạo thế trận vững vàng ngay giữa lòng dân. 

Địa đạo bắt đầu được đào từ cuối năm 1964 và hoàn chỉnh trong năm 1966; chủ yếu đào vào ban đêm. Nhưng những lúc thuận lợi, xã lại phân công người canh gác để đào cả giữa ban ngày. Những lúc cần bổ sung nhân lực, huyện chỉ đạo lấy thêm người nơi khác. Công cụ dùng để đào là cuốc, cúp, xẻng, xà beng…do thợ rèn địa phương sản xuất.

Gò Quánh từng đón nhiều cán bộ quan trọng bấy giờ, điển hình như các đồng chí: Trần Quang Khanh - Bí thư Tỉnh ủy, Võ Lựu - Bí thư Huyện ủy, Nguyễn Duy Quý - Phó Bí thư Huyện ủy, Chính trị viên Huyện đội… qua các giai đoạn, chỉ đạo phong trào. Cùng hệ thống địa đạo, sức chiến đấu của ta còn tăng lên đáng kể nhờ hệ thống giao thông hào chiến đấu, hầm bí mật bảo vệ dày đặc. Từ nơi đây, quân ta nhiều lần khiến kẻ địch thất điên bát đảo.

Với những giá trị lịch sử to lớn đó, việc khôi phục lại chứng tích địa đạo Gò Quánh để giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử là hết sức quan trọng, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau.

Sau khi khảo sát thực địa đoàn lãnh đạo đã có buổi làm việc với UBND xã Hoài Thanh cùng một số nhân chứng biết rõ về địa đạo Gò Quánh, một số ý kiến đề nghị: Ban CHQS huyện cần liên hệ với Bộ CHQS tỉnh để có cách khai quật một cách an toàn vì khả năng dưới địa đạo vẫn còn vũ khí chất nỗ và hài cốt của những chiến sĩ hi sinh; đề nghị UBND huyện xin ý kiến lên UBND tỉnh và một số sở ngành có liên quan có hướng khôi phục chứng tích cụ thể; bổ sung địa đạo này vào lịch sử Đảng bộ xã Hoài Thanh để giáo dục thế hệ sau...


Quang Hải  (Cập nhật ngày 07-08-2017)



  • Currently 1.00/5

Kết quả: 1.0/5 - (1 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web