(Cụ Đinh Quáng bên bàn thờ Các mẹ VNAH)

    Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xã Tam Quan là một trong những địa bàn trọng điểm chiến lược với những địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử của Đảng bộ như: Chi khu quận lỵ Tam Quan, chi Cảnh sát Tam Quan ( lầu Ông Tánh)….Hàng ngàn người con Tam Quan đã anh dũng hi sinh hoặc mang thương tật suốt đời. Họ đã cống hiến tất cả những gì mình có cho phong trào cách mạng, cho độc lập, tự do của Tổ Quốc. Trong số đó, có một gia đình tiêu biểu với 3 thế hệ nhưng có đến 4 mẹ được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng với 12 liệt sĩ. Đó là gia đình mẹ Đào Thị Châu , 02 con dâu là Trương Thị Điều, Huỳnh Thị Thiềm và cháu nội là Ngô Thị Liệu – nguyên ở thôn An Thái, nay là khối 1 thị trấn Tam Quan.

   Theo tài liệu được quản lý tại ngành Thương binh, xã hội thị trấn Tam Quan. Mẹ Đào Thị Châu – sinh năm 1878, có 4 người con tham gia cách mạng giai đoạn trước năm 1945 và có 3 con được công nhận là liệt sĩ, con dâu của mẹ là Trương Thị Điều- sinh năm 1914, có 02 con là liệt sĩ, con dâu thứ 2 là Huỳnh Thị Thiềm ( em ruột của Đ/c HUỳnh Triếp- một trong năm đảng viên đầu tiên của chi bộ Cửu Lợi)- mẹ Thiềm có chồng và 8 người con đều tham gia cách mạng, có 6 liệt sĩ ( chồng và 5 con), cháu nội của mẹ Đào Thị Châu là Ngô Thị Liệu – sinh năm 1924 với 01 con duy nhất là liệt sĩ. Hiện nay, cả 4 mẹ đã qua đời và được con cháu thờ phụng tại địa phương.

  Theo lời giới thiệu và hướng dẫn của Đ/c Nguyễn Xuân Ảnh- Nguyên lãnh đạo xã Tam Quan giai đoạn trước năm 1975, tôi đến thăm gia đình cô Đinh Thị Hoa- một người con của mẹ Huỳnh Thị Thiềm. Mặc dù nằm một chỗ do căn bệnh tai biến và vết thương cũ tái phát hoành hành, nhưng khi nghe có người đến thăm, cô gượng dậy và nở nụ cười đôn hậu. Cô kể: Bản thân cô cũng tham gia TNXP, vác gạo, tải đạn. Hiện là thương binh và được trao tặng Huân chương kháng chiến hạng 3. Trong số 3 anh chị em còn sống, có anh trai là Đinh Quáng và chị gái là Đinh Thị Xá, cả hai cùng tham gia cách mạng. Riêng cô Đinh Thị Xá có chồng là liệt sĩ, bản thân cô là thương binh và nguyên là cán bộ lãnh đạo Hội LHPN xã giai đoạn trước và sau năm 1975, hiện cô đã qua đời, 2 trong 4 người con của cô Xá hiện nay đang tham gia công tác xã hội tại địa phương, đặc biệt có có con là Nguyễn Thị Thúy Tâm cũng có chồng là liệt sĩ hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ quốc tê giúp nước bạn Campuchia.

    Rời nhà cô Đinh Thị Hoa, tôi được tiếp tục hành trình đến thôn Cửu Lợi Nam – xã Tam Quan Nam, nơi gia đình cụ Đinh Quáng- con trai cả của mẹ VNAH HUỳnh Thị Thiềm đang sinh sống và thờ phụng 02 trong 4 mẹ VNAH của gia đình. Trong căn nhà khá khang trang, mặc dù gần 90 tuổi nhưng trông cụ có vẻ rắn rỏi và minh mẫn lắm. Là một đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Thắp nén nhang lên bàn thờ gia tiên, giọng bùi ngùi, xúc động nhưng đầy niềm tự hào. Cụ kể cho tôi nghe về bản thân và truyền thống gia đình, họ tộc. Chưa đầy 5 tuổi, cụ đã chứng kiến mẹ mình bị đánh đập, tra tấn dã man của thực dân, nhiều lần cùng mẹ vào nhà tù của thực dân phong kiến. Tham gia cách mạng năm 1945, trải qua nhiều chức vụ khác nhau từ du kích xã đến Bí thư Nông hội xã. Năm 1968, cụ được vinh dự kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Trong cuốn sổ “ gia phả” của dòng tộc, cụ không quên ghi rõ ngày tham gia cách mạng, ngày hy sinh, ngày mất, ngày phong tặng các danh hiệu vinh dự của nhà nước đối với từng thành viên như muốn nhắn nhủ cho con cháu sau này luôn nhớ và tự hào về truyền thống của gia đình. Cụ Đinh Quáng tâm sự “ Trong suốt mấy chục năm qua, tôi luôn tự hào về truyền thống của gia đình, một gia đình 3 thế hệ với 4 mẹ VNAH, tôi luôn coi việc giáo dục con cháu về truyền thống gia đình là một việc cực kỳ quan trọng, làm sao cho con cháu phát huy truyền thống đó để phấn đấu trở thành công dân tốt, người cán bộ gương mẫu”. Đồng chí Nguyễn Xuân Ảnh – nguyên cán bộ lãnh đạo xã giai đoạn trước năm 1975 cho biết: “ Đây là một gia đình truyền thống, có 01 không 2 của huyện Hoài Nhơn và đã được ghi vào lịch sử Đảng bộ của 3 xã Tam Quan giai đoạn 1930-1975”.

      Quả thực, sự hi sinh của cả gia đình cho sự nghiệp cách mạng là vô cùng to lớn. Với họ, được hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc chính là sự trường tồn mãi mãi. Đã 42 năm sau ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng. Các thế hệ con cháu của gia đình vẫn không quên nhớ về nguồn cội, coi đó là đông lực để phấn đấu, góp phần xây dựng quê hương.


Thanh Thúy  (Cập nhật ngày 27-07-2017)



  • Currently 1.00/5

Kết quả: 1.0/5 - (1 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web