Năm 2016, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện Hoài Nhơn tiếp tục nhận được sự tham gia hưởng ứng tích cực của người dân trong huyện, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội, góp phần đưa diện mạo huyện ngày càng khang trang, văn minh hơn. Kết quả của phong trào đã có tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần cải thiện đời sống cộng đồng dân cư; gắn liền với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, cộng đồng dân cư an toàn, không có tệ nạn xã hội… Qua đó, đã phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, góp phần tạo nên nét đẹp, văn minh cho cơ sở. Các chương trình, kế hoạch kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ trọng tâm của huyện tiếp tục được lồng ghép vào các nội dung chính của phong trào và được triển khai vận động thực hiện đến tận cơ sở, từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Phong trào xây dựng “xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã và đang là giải pháp có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa trên địa bàn huyện. Đời sống văn hóa cơ sở, môi trường văn hóa có sự chuyển biến tích cực; các quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh ngày càng thâm nhập sâu ý thức mỗi người dân.

     Công tác bình xét, đánh giá gia đình văn hóa trên địa bàn huyện được Ban Chỉ đạo các xã, thị trấn và khu dân cư tiến hành công khai, dân chủ, bám sát tiêu chuẩn theo Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND ngày 15/6/2012 của UBND tỉnh. Ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày càng được nâng lên. Toàn huyện có 54.053/56.072 hộ đăng ký xây dựng Gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 96,4%. Trong đó,  có 51.373/56.072 hộ đạt GĐVH, tỷ lệ 91,6%, tăng 0,45% so với năm 2015. Nhiều hộ gia đình chủ động thực hiện các mô hình phát triển kinh tế nâng cao thu nhập; tích cực tham gia nhiều cuộc vận động như hiến đất, hiến cây, đóng góp kinh phí, ngày công xây dựng nông thôn mới. Các phong trào xây dựng gia đình, dòng họ học tập, thực hiện các chính sách dân số, pháp luật bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trong gia đình có nhiều chuyển biến tích cực. Đại bộ phận hộ gia đình trong huyện thực hiện tốt việc treo cờ Tổ quốc, đồng loạt, trang nghiêm, đúng quy định. Nhiều mô hình sinh hoạt câu lạc bộ gia đình được duy trì thường xuyên, thu hút đông đảo gia đình tham gia, qua đó phổ biến hiệu quả các kiến thức xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc đến đông đảo gia đình trên địa bàn huyện.

     Năm 2016, có 06 thôn, khối được UBND huyện công nhận lần đầu, 24 thôn, khối được công nhận lại (giai đoạn 2014– 2016). Toàn huyện có 119/155 thôn, khối đạt chuẩn văn hóa, tỷ lệ 76,8%, đạt 100% Nghị quyết HĐND huyện và tăng 3,8% so với năm 2015. 12/15 xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới về Thôn văn hóa.

     Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tiếp tục được sự quan tâm hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, trở thành phong trào thi đua sâu rộng ở các địa phương. Tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, vai trò tự quản trong cộng đồng tiếp tục được phát huy. Thông qua phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” nhiều công trình văn hóa, cơ sở vật chất – hạ tầng nông thôn được hoàn thiện, nâng cấp với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động nhiều nguồn lực xã hội hóa; nhiều mô hình tự quản tại khu dân cư được xây dựng có hiệu quả,...100% các thôn, khối đã xây dựng hương ước và tổ chức thực hiện thường xuyên, các giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm bảo tồn, phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương được giữ vững. Đến năm 2016, 17/17  xã, thị trấn đã tổ chức đăng ký xây dựng Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, trong đó 9/17 (đạt tỷ lệ 60%) xã, thị trấn đạt chuẩn và giữ vững danh hiệu.

     Thông qua phong trào xây dựng Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị,  nhiều cuộc vận động và phong trào cụ thể được gắn kết và tổ chức thực hiện đạt kết quả như cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, “Khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Thôn, khối sức khỏe”, “Thôn, khối không sinh con thứ ba trở lên”, xây dựng Gia đình văn hóa, Thôn, khối văn hóa, xây dựng môi trường, cảnh quan đô thị thông thoáng, xanh, sạch, đẹp... Công tác vận động, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực; quan tâm giữ gìn, phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa, loại hình nghệ thuật như hội đánh bài chòi cổ, các trò chơi dân gian, lễ hội cầu ngư,…

     Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa tiếp tục được thực hiện gắn với các phong trào thi đua như “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, xây dựng người cán bộ công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”, cải tiến, sáng tạo, xây dựng các mô hình nâng cao hiệu quả lao động, học tập, công tác; tăng cường thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cơ quan thực hiện tốt nếp sống văn minh, môi trường văn hóa công sở.

     Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ, số người tham gia tập luyện thường xuyên ngày càng tăng. Toàn huyện có 31,5% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, số gia đình thể thao bình quân đạt 25% so với tổng số hộ. Cấp huyện tổ chức 14 giải thể thao, cấp cơ sở tổ chức trên 130 giải. Phong trào thể thao quần chúng ngày càng phát triển sâu rộng, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Công tác xã hội hóa trên lĩnh vực thể thao được đẩy mạnh. Phong trào TDTT quần chúng phát triển rộng khắp trong toàn huyện với nhiều nội dung phong phú và đa dạng, phù hợp từng đối tượng, lứa tuổi. Nhân các ngày lễ, kỷ niệm, sự kiện chính trị của đất nước, địa phương, các xã, thị trấn tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, đáng chú ý là các môn thể thao truyền thống thế mạnh như đua thuyền, lắc thúng, gánh chạy trên cát, bơi lội tại các xã biển; các trò chơi dân gian trong lễ hội các sự kiện gắn với danh nhân văn hóa Đào Duy Từ; võ thuật cổ truyền biểu diễn trong các lễ hội lịch sử - cách mạng. Qua đó, góp phần khôi phục, phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện thường xuyên, thi tài sôi nổi, hào hứng.

     Năm 2017, huyện  Hoài Nhơn tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí quốc gia về Xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. Tăng cường đầu tư, nâng cấp thiết chế văn hóa – thể thao từ huyện đến cơ sở. Nâng cao chất lượng hoạt động Ban Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, thị trấn, Ban Chủ nhiệm Nhà văn hóa – Khu thể thao thôn, khối, góp phần phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tập luyện thể thao của cán bộ và nhân dân. 


Anh Tuấn  (Cập nhật ngày 17-02-2017)



  • Currently 1.00/5

Kết quả: 1.0/5 - (1 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web