Hiệu quả từ mô hình trồng lạc thâm canh sử dụng chế phẩm Trichoderma tại xã Hoài Châu (Hoài Nhơn)

          Hoài Nhơn có diện tích trồng lạc hàng năm đạt trên 400 ha, chủ yếu trên chân đất lúa chuyển đổi, giống cũ,  kỹ thuật chăm sóc và bón phân chưa đảm bảo, ít chú trọng đến phòng bệnh nên năng suất thấp, bình quân 23 tạ/ha/vụ. Để góp phần nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho nông dân, trong vụ Hè Thu năm 2015, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Hoài Nhơn thực hiện mô hình “ Trồng lạc thâm canh trên chân đất lúa chuyển đổi sử dụng chế phẩm Trichoderma” tại xã Hoài Châu đã mang lại hiệu quả thiết thực, nông dân phấn khởi và mong muốn được nhân ra diện rộng.

          Mô hình này được triển khai tại cánh đồng Vườn keo, thôn thành Sơn Tây, xã Hoài Châu với quy mô 2 ha, có 26 hộ nông dân tham gia, sử dụng giống lạc lì, lượng giống 10 kg lạc vỏ/sào. Qua 90 ngày sinh trưởng đến khi thu hoạch, lạc có chiều cao cây trung bình từ 40 đến 50 cm, thân chính đính, lá có màu xanh đậm, quả nhỏ, vỏ quả rằn, căn tròn hạt chắn, tỷ lệ bệnh trong quá trình sinh trưởng của lạc chỉ có 9%, thấp hơn ruộng ngoài mô hình không sử dụng chế phẩm Trichoderma là 23%. Ông Nguyễn Lộc – nông dân tham gia mô hình cho biết: “ Mô hình này rất thiết thực, tại cánh đồng này mấy năm trước trồng lúa bà con thất thu, không đạt, mà lại hao nước, khi trồng đậu thì tiết kiệm được nước mà lợi nhuận lại cao, 1 kg đậu bằng 4 kg lúa nên bà con rất phấn khởi”.

          Kết quả cho thấy mô hình trồng lạc thâm canh trên chân đất lúa chuyển đổi sử dụng chế phẩm Trichoderma đem lại hiệu quả cao, năng suất đạt 30,8 tạ/ha, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp, góp phần cải tạo đất, lợi nhuận gần 1,1 triệu đồng/sào/vụ tăng hơn 830.000 đồng/sào/vụ so với ruộng trồng lạc đối chứng không sử dụng chế phẩm Trichoderma và tăng hơn 883 đ/sào/vụ so với ruộng lúa ngoài mô hình trên cùng một cánh đồng. Với kết quả mô hình mang lại đã góp phần nâng cao nhận thức cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn trên vùng đất lúa sản xuất kém hiệu quả tại xã Hoài Châu, tiết kiệm được nước tưới, góp phần giúp các hồ đập thủy lợi của xã cân đối được nguồn nước tưới và dự trữ được nguồn nước chống hạn trong vụ sau. Nông dân Trương Nam tham gia mô hình nói: “ Cánh đồng này nếu không trồng lạc mùa này mà trồng lúa thì không có hiệu quả, năng suất không cao nhiều khi còn bị mất trắng”.

Ông Võ Văn Phụng – trưởng thôn Thành Sơn Tây cho biết thêm: “ Nông dân mong muốn tỉnh, huyện, xã tạo điều kiện quan tâm đưa mô hình này tại các thôn trong xã vì chuyển đổi cây trồng rất có lợi cho bà con, nếu trồng lúa thì không có lượng nước tưới đủ nên năng suất lúa không cao, nhiều khi còn bỏ không”.

          Với những kết quả như trên, Trạm khuyến nông huyện Hoài Nhơn đã đề nghị Trung tâm KN – KN tỉnh có kế hoạch đưa nhiều mô hình khuyến nông về thâm canh lạc có sử dụng Trichoderma trên đất lúa chuyển đổi tại các vùng sản xuất quy hoạch cây trồng cạn trong huyện, tạo điều kiện hỗ trợ về tập huấn kỹ thuật, kinh phí xây dựng mô hình để nhân ra diện rộng, UBND các xã cần quy hoạch vùng và có chính sách chuyển đổi cơ cấu trồng lạc trên đất lúa chân cao thiếu nước, hội đoàn thể cần tuyên truyền vận động nông dân tham quan mô hình, bà con nông dân cần tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất lạc và quy trình thâm canh lạc có sử dụng chế phẩm Trichoderma để đạt hiệu quả cao hơn. 


Thái Ngân  (Cập nhật ngày 29-07-2015)



  • Currently 1.00/5

Kết quả: 1.0/5 - (1 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web