Mô hình trình diễn thâm canh cây sương sâm tại khu phố Trung Lương, phường Bồng Sơn (ảnh DBS.)
Từ nguồn kinh phí cấp cho hoạt động khuyến nông trong năm 2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TX Hoài Nhơn tiếp tục triển khai, nhân rộng nhiều mô hình khuyến nông lâm ngư hiệu quả, góp phần mở hướng phát triển kinh tế bền vững tại các địa phương.
Trong năm 2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hoài Nhơn tiếp tục phối hợp với các địa phương triển khai xây dựng đạt kết quả 23 mô hình khuyến nông lâm ngư, trong đó có 4 mô hình khuyến nông của tỉnh bao gồm: mô hình thâm canh cây Dừa theo hướng hữu cơ gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm với quy mô 2.000 cây tại 2 phường Tam Quan Nam và Hoài Thanh Tây;Mô hình thâm canh cây dừa Xiêm đạt tiêu chuẩn hữu cơ tại Khu phố Hoà Trung 1, phường Hoài Xuân với quy mô 1.000 cây. Mô hình thâm canh cây lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại thôn Định Công, xã Hoài Mỹ với quy mô 3 ha và 19 mô hình chăn nuôi, trồng trọt - thâm canh, nhân rộng các mô hình sản xuất lúa, nếp theo hướng hữu cơ bền vữngqua tổng kết, hầu hết các mô hình đều cho lợi nhuận từ 20-30% so với sản xuất, chăn nuôi truyền thống.
Trong 8 mô hình chăn nuôi, trồng trọt của thị xã được đồng loạt triển khai vào đầu năm 2024 đều cho kết quả khả quan như các mô hình nuôi Cua hộp trong nhà tại xã Hoài Hải; nuôi cá Lăng hồ Đồng Tranh tại xã Hoài Sơn; nuôi Ếch trong bể xi măng tại phường Hoài Thanh; nuôi cá Thát Lát cườm tại xã Hoài Phú; 2 mô hình trồng hoa cúc và hoa vạn thọ và thâm canh cây sương sâm tại phường Bồng Sơn; mô hình trồng sen trên chân đất lúa kết hợp nuôi cá rô đầu vuông tại xã Hoài Châu; mô hình trồng và thâm canh cây Sen tại phường Hoài Thanh Tây và nhân rộng 11 mô hình thâm canh cây lúa, nếp ngự theo hướng hữu cơ chất lượng cao.
Trong các mô hình trên, mô hình có tính kế thừa và tiếp tục phát triển đó là 2 mô hình trồng sen trên chân đất lúa kết hợp nuôi cá rô đầu vuông tại xã Hoài Châu(0,5ha) và mô hìnhthâm canh cây Sen tại phường Hoài Thanh Tâyvới quy mô 1ha. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 50% giống, 50% vật tư và hướng dẫn kỹ thuật trong quá trình thực hiện mô hình.ÔngNguyễn Văn Hoài (1955) ở thôn An Quý Bắc, xã Hoài Châuđược chọn xây dựng mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá rô đầu vuông với quy mô 0,5ha đất ruộng trũng sản xuất kém hiệu quả chuyển sang trồng 5000 cây sen hồng và thả nuôi 5.000 con cá rô giống đầu vuông.
Ông Nguyễn Văn Hoài đang thu hoạch gương sen trong mô hình “trồng sen kết hợp nuôi cá rô đầu vuông” tại thôn An Quý Bắc, xã Hoài Châu
Sau 4 thángthực hiện mô hình, ông Hoài,phấn khởi cho biết: “Cây sen có ưu điểm dễ trồng, thích nghi với vùng đất trũng thấp, lại ít sâu bệnh, vốn đầu tư và công chăm sóc ít, sản phẩm dễ tiêu thụ, đầu tư một lần nhưng thu nhập nhiều lần. Kết quả mô hình cho thu hoạch trên 1,5 tấn hạt sen khô, giá bán dao động từ 40.000 - 50.000đồng/kg và 1,2 tấn cá với giá bán sỉ tại ruộng 25 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mô hình cho lãi trên 60 triệu đồng/vụ, cao gấp 3 - 4 lần so với làm lúa thuần trên cùng một đơn vị diện tích”.
Còn ông Nguyễn Văn Lành, đại diện 11 hộ tham gia mô hình thâm canh cây Sen tại Khu phố Ngọc Sơn Nam, phường Hoài Thanh Tâychia sẻ: “Ngoài việc thu hoạch trên 2 tấn hạt sen và các sản phẩm phụ từ cây sen, thành công của mô hìnhcòn mở ra cho bà con chúng tôi một hướng đi mới bền vững hơn trong thời gian tới đó là sẽ tập trung đầu tư phát triển hình thành mô hình du lịch sinh thái”.
Bên cạnh mô hình Sen, trong năm Trung tâm còn triển khai hỗ trợ xây dựng thành công 2 mô hình nuôi cá Lăng ở hồ Đồng Tranh (xã Hoài Sơn) và mô hình nuôi Thát lát cườmtrong hồ thủy lợi Cự Lễ (xã Hoài Phú) quy mô 20.000m2 với lượng cá giống thả nuôi 10.000 con đã mang lại hiệu quả kinh tế khả quan. Anh Nguyễn Mạnh Quang (1991) ở thôn Lương Thọ 2, xã Hoài Phú người thực hiện mô hìnhnuôi cá thát lát cho biết: “Cá thát lát cườm thích nghi khá tốt với mọi môi trường nước và thời tiết, ít dịch bệnh, thời gian tăng trưởng nhanh. Kết quả, sau 10 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân 0,4kg/con, năng suất 2,4 tấn, giá bán từ 70.000 - 80.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, cho lãi trên 50 triệu đồng. Theo anh Quang, để nâng cao giá trị kinh tế từ mô hình sẵn có, anh dự kiến sẽ mở thêm dịch vụ câu cá ngay trên bờ hồ để phục vụ khách vào những ngày lễ, tết, cuối tuần đến đây trải nghiệm thú vui câu cá và chụp ảnh lưu niệm trước khung cảnh đồi núi hoang sơ.
Ông Ngô Đình Tuy, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TX Hoài Nhơn, cho biết: “Thời gian qua, trung tâm đã phối hợp với các địa phương triển khai nhiều mô hình khuyến nông cho hiệu quả kinh tế cao. Các chính sách hỗ trợ hoạt động khuyến nông đã góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và phù hợp với thị trường. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng chú trọng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài địa phương. Ngoài ra, một số mô hình khuyến nông còn mở ra tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm”.
Diệp Bảo Sương (Cập nhật ngày 24-12-2024)
- Currently 2.00/5
Kết quả:
2.0/5 - (1 phiếu)- Hải đoàn 21 tuyên truyền biển đảo và tặng quà cho người dân phường Hoài Xuân (29-10-2024)
- Lãnh đạo thị xã Hoài Nhơn thăm chúc mừng các doanh nghiệp tiêu biểu (15-10-2024)
- Tập đoàn khách sạn RAMID Hotel & Resort (Hàn Quốc) khảo sát tìm hiểu thông tin về các dự án du lịch tại Cao Nguyên La Vuông (14-10-2024)
- Thị ủy Hoài Nhơn làm việc với các ngành liên quan dự án Nâng cấp mở rộng Nhà lưu niệm Chi bộ Cửu Lợi (09-10-2024)
- Hoài Nhơn tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp chống khai thác IUU (26-09-2024)
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ HOÀI NHƠN
Địa chỉ: 06 - Đường 28/3 - Phường Bồng sơn - TX.Hoài Nhơn - Bình Định
Tel:+84.0256.3761265 - Fax: +84.0256.3861094
Email: ubndthixahoainhon@hoainhon.binhdinh.gov.vn
Công tác viên gửi tin bài về địa chỉ email: uybannhandanthixahoainhon@gmail.com
Đường dây nóng thông báo sự cố về an toàn thông tin: 02563761265
Chịu trách nhiệm nội dung:Nguyễn Lê Anh Tuấn - Chánh Văn phòng HĐND và UBND thị xã