(Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Hoài Nhơn là cơ sở quan trọng để thị xã Hoài Nhơn quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị, kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang đô thị theo định hướng phát triển kiến trúc bền vững.

Bình Định: Xây dựng bản sắc đô thị Hoài Nhơn hướng đến thành phố trong tương lai
Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Hoài Nhơn là cơ sở quan trọng để thị xã Hoài Nhơn quản lý kiến trúc đô thị.

Mục tiêu của Quy chế là nhằm quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị, kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang đô thị theo định hướng phát triển kiến trúc bền vững, đáp ứng đồng thời việc bảo tồn, phát huy giá trị các công trình kiến trúc có giá trị, bảo vệ cảnh quan, bản sắc văn hóa và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho đô thị Hoài Nhơn.

Bình Định: Xây dựng bản sắc đô thị Hoài Nhơn hướng đến thành phố trong tương lai
Xây dựng con người Hoài Nhơn “yêu quê hương, đất nước, sáng tạo, cần cù, trung thực, nhân ái, nghĩa tình”.

Là một trong những căn cứ để lập đồ án quy hoạch chi tiết đô thị, quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị riêng và cấp giấy phép xây dựng; cơ sở để lập kế hoạch triển khai thực hiện thiết kế đô thị riêng, chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan các khu dân cư hiện hữu; lập danh mục các dự án cải tạo đô thị để đầu tư xây dựng và quản lý kiến trúc đô thị. Quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Hoài Nhơn.

Phạm vi áp dụng Quy chế này bao gồm 11 phường: Bồng Sơn, Hoài Đức, Hoài Xuân, Hoài Tân, Hoài Thanh Tây, Hoài Hảo, Tam Quan, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Thanh, Hoài Hương thuộc thị xã Hoài Nhơn.

Bình Định: Xây dựng bản sắc đô thị Hoài Nhơn hướng đến thành phố trong tương lai
Phường Bồng Sơn là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, thương mại dịch vụ đô thị Hoài Nhơn.

Trong Quy chế định hướng kiến trúc công trình cần thể hiện phong cách hiện đại phù hợp đặc điểm khí hậu và cảnh quan khu vực. Các yếu tố kiến trúc truyền thống dân tộc và khu vực cần được kết hợp có chọn lọc, mang tính đặc trưng riêng của đô thị. Xây dựng bản sắc đô thị Hoài Nhơn hướng đến thành phố trong tương lai không chỉ hấp dẫn khách du lịch với cảnh quan thiên nhiên phong phú, mang đậm dấu ấn lịch sử, bản sắc văn hóa mà còn hấp dẫn từ con người Hoài Nhơn “yêu quê hương, đất nước, sáng tạo, cần cù, trung thực, nhân ái, nghĩa tình”.

Bình Định: Xây dựng bản sắc đô thị Hoài Nhơn hướng đến thành phố trong tương lai
Quy chế xác định 4 không gian trung tâm và vùng phát triển đô thị mới.

Quy chế cũng đã xác định 4 không gian trung tâm và vùng phát triển đô thị mới, bao gồm: Trung tâm Bồng Sơn (gồm các phường: Bồng Sơn, Hoài Xuân, Hoài Tân, Hoài Đức) là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, thương mại dịch vụ kết hợp với du lịch của đô thị Hoài Nhơn. Trung tâm Tam Quan (gồm các phường: Tam Quan, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Hảo) là trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển, neo đậu tàu thuyền, dịch vụ du lịch. Trung tâm Hoài Thanh Tây là trung tâm văn hóa lịch sử kết hợp với du lịch văn hóa và khu ở mới. Trung tâm Hoài Hương là trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch và khu ở mới.

Vùng đô thị hiện hữu bao gồm: Khu vực trung tâm hiện hữu của các phường Bồng Sơn, Hoài Xuân, Hoài Tân, Hoài Đức, phường Tam Quan, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Hảo, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương, Hoài Thanh với các công trình di tích lịch sử, cách mạng, văn hoá, tín ngưỡng. Định hướng cải tạo, bảo tồn, chỉnh trang mỹ quan đô thị, tăng cường các tiện ích công cộng, đồng thời kết hợp với các hoạt động du lịch để nâng cao giá trị và bản sắc lịch sử văn hóa, chất lượng sống cho đô thị.

Vùng phát triển đô thị mới bao gồm: Khu vực phát triển đô thị mới dọc sông Lại Giang thuộc các phường: Bồng Sơn, Hoài Đức, Hoài Xuân. Khu vực phát triển đô thị mới dọc Quốc lộ 1A thuộc các phường: Hoài Đức, Hoài Tân, Hoài Thanh Tây, Tam Quan, Tam Quan Bắc. Khu vực phát triển đô thị mới dọc Sông Cạn. Khu dịch vụ, dân cư dọc biển. Các khu đô thị mới dọc đường kết nối ĐT638 - QL1A – ĐT.639.

Bình Định: Xây dựng bản sắc đô thị Hoài Nhơn hướng đến thành phố trong tương lai
Thị xã Hoài Nhơn xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc.

Trong đó, kiến trúc khu vực dọc biển yêu cầu sự linh hoạt, hiện đại, phù hợp với không gian chung; khuyến khích đầu tư xây dựng các công trình hỗn hợp giáp biển mang tính chất phục vụ du lịch. Kiến trúc trên trục đường dọc sông suối, bàu được nhấn mạnh với hành lang cây xanh dọc theo các sông suối hiện hữu; thiết kế các tiện ích đô thị, ưu tiên xây dựng các ki ốt có diện tích nhỏ (di động) phục vụ người dân và du khách, xây dựng công trình vệ sinh công cộng ngầm hoặc bán ngầm; xây dựng công trình thương mại, dịch vụ, khách sạn cao tầng, nhà ở liên kế trung bình 2 - 5 tầng.

Đặc biệt, thị xã Hoài Nhơn còn đưa ra các quy định đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù. Một số hình thái không gian kiến trúc đô thị với đặc điểm nổi bật có giá trị về không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, phản ánh quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, kiến trúc theo từng thời góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc.

 

theo https://baoxaydung.com.vn  (Cập nhật ngày 12-03-2024)



  • Currently 5.00/5

Kết quả: 5.0/5 - (1 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web