Với khát vọng chinh phục biển cả, ngư dân thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) từng bước xây dựng đội tàu đánh bắt cá xa bờ hùng mạnh, hiện đại bậc nhất Việt Nam, mỗi năm thu trên 1.000 tỷ đồng.

 

Làng biển thu 1.000 tỷ đồng mỗi năm nhờ đi săn loài cá khủng - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Phường Tam Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) giàu có lên nhờ nghề khai thác thủy sản.

Thủ phủ cá ngừ đại dương

Phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) là địa phương có đội tàu lớn nhất thị xã Hoài Nhơn với trên 1.000 chiếc tàu đánh bắt xa bờ. Sản lượng đánh bắt bình quân hàng năm 16.000 - 17.000 tấn, chủ yếu cá ngừ đại dương.

Bà Huỳnh Thị Tường Vy, Phó Chủ tịch UBND phường Tam Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn), chia sẻ: "Tam Quan Bắc bây giờ khác xưa rất nhiều, ngày càng sung túc, tươi mới hơn. Tất cả đều nhờ nghề cá, thu nhập người dân tăng rất cao, bình quân đạt 60 - 70 triệu đồng/người/năm".

 

Làng biển thu 1.000 tỷ đồng mỗi năm nhờ đi săn loài cá khủng - 2

 

 

Nhấn để phóng to ảnh

Ngư dân Hoài Nhơn nói riêng và ngư dân tỉnh Bình Định nói chung sử dụng công nghệ hiện đại vào khai thác thủy sản.

Về làng biển Chánh Thiện (phường Tam Quan Bắc) hẳn ai cũng nghe danh lão ngư Bùi Thanh Ninh (64 tuổi, người dân địa phương gọi là Sáu Ninh). Ông Sáu Ninh cũng được xem như "vua tàu cá" ở Hoài Nhơn. Nhiều năm nay, do tuổi cao, ông Ninh không còn "cưỡi gió, đạp sóng" trên biển mà ngồi nhà chỉ huy đội tàu 12 chiếc của gia đình.

Theo ông Ninh, hiện đội tàu của gia đình ông đã cải hoán, thay mới hết tất cả các tàu, tăng công suất, trang bị hiện đại hơn. Việc khai thác thủy sản cũng không thiên về số lượng mà chú trọng vào chất lượng.

Để thuận lợi việc chỉ huy đội tàu trên biển, ông Ninh sử dụng thiết bị định vị các tàu, kết nối với điện thoại thông minh, qua đó nắm bắt vị trí đánh bắt đội tàu hoạt động trên biển.

 

Làng biển thu 1.000 tỷ đồng mỗi năm nhờ đi săn loài cá khủng - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Chỉ với chiếc điện thoại thông minh, lão ngư Bùi Thanh Ninh (ông Sáu Ninh) có thể ngồi nhà quản lý đội tàu cá 12 chiếc của gia đình ông.

"Chỉ với chiếc điện thoại thông minh, tôi có thể quản lý hết chuyện ở ngoài khơi. Công nghệ này đã giúp tôi điều phối đội tàu, từ việc nắm bắt thông tin các tàu đánh bắt sản lượng đạt hay không đạt, đồng thời chủ động nắm bắt gió bão hướng dẫn các tàu đi neo trú an toàn", ông Ninh chia sẻ.

Theo ông Ninh, khoảng 15 năm về trước, những đội tàu câu cá ngừ ở Hoài Nhơn còn thô sơ, đánh bắt chủ yếu dựa vào sức người, kinh nghiệm. Nhưng hơn 10 năm trở lại đây, các đội tàu bắt đầu được nâng cấp, cải hoán và đóng mới to hơn, trang thiết bị hiện đại hơn.

Nhất là khi Nhà nước phát động lắp đặt các thiết bị định vị, giám sát hành trình đánh bắt các tàu cá, Hoài Nhơn luôn đi đầu để tiếp cận các công nghệ thông tin nhằm phát triển nghề cá khoa học, bền vững hơn.

 

Làng biển thu 1.000 tỷ đồng mỗi năm nhờ đi săn loài cá khủng - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thị xã Hoài Nhơn có đội tàu đánh bắt xa bờ hùng mạnh bậc nhất cả nước.

Ngư dân Lê Đại Đức (41 tuổi, phường Tam Quan Bắc), chia sẻ: "Ngư dân của thời đại 4.0 hết rồi, công nghệ gì mới ra, Nhà nước giới thiệu là chúng tôi trang bị ngay. Tất cả cái gì dưới nước trên trời ngư dân đều có cả".

Theo anh Đức, tàu cá của anh được trang bị nhiều thiết bị hiện đại như: máy định dạng hải đồ, máy MF/HF, ICom, định vị, dò tìm cá, giám sát hành trình, ổn áp, máy liên hệ về bờ, kết nối với bạn tàu…

Hình thành tổ đội đoàn kết trên biển

Theo UBND thị xã Hoài Nhơn, hiện địa phương này có tổng số tàu 2.350, trong đó đội tàu cá đánh bắt xa bờ 2.100 chiếc (tổng công suất 1,1 triệu CV), chiều dài 15m trở lên, so với toàn tỉnh Bình Định chỉ có 3.200 chiếc.

 

Làng biển thu 1.000 tỷ đồng mỗi năm nhờ đi săn loài cá khủng - 5
 

Nhấn để phóng to ảnh

Những đội tàu cá ngư dân thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) liên kết hỗ trợ khai thác trên biển.

Năm 2020, sản lượng khai thác cá toàn thị xã đạt 59.000 tấn hải sản các loại. Trong đó, các tàu câu cá ngừ đại dương khai thác gần 10.000 tấn, với doanh thu 1.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, Hoài Nhơn có gần 200 doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ hậu cần biển, giải quyết công ăn việc làm cho trên 20.000 lao động. Đặc biệt, Hoài Nhơn cũng đã thành lập được Nghiệp đoàn nghề cá trên biển với 1.100 tàu, phân thành 680 tổ đánh bắt đoàn kết.

Theo ông Ngô Thanh Thoại, Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Hoài Nhơn, tiền thân của Nghiệp đoàn nghề cá Hoài Nhơn là từ những tổ đội đoàn kết đánh bắt trên biển. Từ thực tiễn đánh bắt, các ngư dân tự liên kết lại để hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ nhau trên biển.

Làng biển thu 1.000 tỷ đồng mỗi năm nhờ đi săn loài cá khủng - 6
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ngư dân đưa cá ngừ đại dương từ cảng Tam Quan lên bờ.

"Thông qua nghiệp đoàn, các ngư dân thành lập ra ban quản trị, lãnh đạo nghiệp đoàn để điều phối việc đánh bắt trên biển. Ngoài là diễn đàn của ngư dân, nghiệp đoàn còn trở thành cầu nối với chính quyền và ngành chức năng về thủy sản. Nghiệp đoàn cũng đứng ra ký kết với các đơn vị, Vùng 4 Hải quân để đảm bảo việc đánh bắt an toàn, hỗ trợ ngư dân mọi lúc mọi nơi trên biển…", ông Thoại cho hay.

Với khát vọng chinh phục biển cả, nhiều ngư dân phường Tam Quan Bắc đều thể hiện mong muốn nâng cấp đội tàu cá hiện đại hơn. Các ngư dân có đội tàu 5-15 chiếc còn muốn quy tụ để hình thành những doanh nghiệp đánh bắt viễn dương.

 

Làng biển thu 1.000 tỷ đồng mỗi năm nhờ đi săn loài cá khủng - 7
 

Nhấn để phóng to ảnh

Nhiều tàu khai thác được những con cá ngừ đại dương nặng gần cả tạ.

Lão ngư Bùi Thanh Ninh cho rằng chỉ khi quy tụ lại được nghề cá có chuỗi liên kết đánh bắt từ ngoài biển đến khâu chế biến tiêu thụ thì mới thực sự hiệu quả, bền vững. Nếu mạnh ai nấy làm thì chẳng bao lâu ngành thủy sản Hoài Nhơn sẽ đứng trước những rủi ro, nhất là khi nguồn hải sản sụt giảm.

 

Làng biển thu 1.000 tỷ đồng mỗi năm nhờ đi săn loài cá khủng - 8
 

Nhấn để phóng to ảnh

Cá ngừ đại dương ở Bình Định được doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đi nước ngoài, nhưng vẫn còn ít so với tiềm năng hiện có.

"Cá nhân tôi và nhiều ngư dân khác ở Tam Quan Bắc có đủ tiềm lực để thành lập được các doanh nghiệp đánh bắt trên biển. Tuy nhiên, bây giờ cần có một cơ chế chính sách cụ thể của Nhà nước. Đặc biệt, cần mạnh dạn hơn nữa để hiện thực rõ nét hoạt động của hợp tác xã đánh bắt Hoài Nhơn", ông Ninh nói.

Kinh tế biển vẫn là mũi nhọn của Hoài Nhơn

Ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn, nhấn mạnh: "Kinh tế biển vẫn là mũi nhọn của địa phương cần được đẩy mạnh phát triển trong thời gian tới. Chúng tôi sẽ phấn đấu phát triển nghề cá từ Nghiệp đoàn Nghề cá tại địa phương, hình thành mô hình hợp tác xã kiểu mới đánh bắt trên biển. Phải xây dựng được những tập đoàn đánh bắt xa bờ hoạt động bài bản, khai thác hiệu quả, bền vững".

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, kinh tế biển Hoài Nhơn vẫn còn một số hạn chế, như việc đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, quy trình khai thác, đánh bắt, chế biến thủy sản và hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá quy mô nhỏ, lạc hậu.

Đặc biệt, cửa biển, cảng cá Tam Quan, khu neo đậu tàu thuyền luôn trong tình trạng quá tải, luồng lạch liên tục bị bồi lấp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động đánh bắt và dịch vụ hậu cần nghề cá. Người dân địa phương khao khát Nhà nước sớm quan tâm đầu tư, nâng cấp cảng cá Tam Quan lên cảng cá loại I, xứng tầm với nghề cá của địa phương…

 

Theo Dantri.com.vn -Doãn Công  (Cập nhật ngày 05-05-2021)



  • Currently 1.00/5

Kết quả: 1.0/5 - (1 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web