Mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ được Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn phối hợp triển khai trên chân đất gò soi Triệu với quy mô 2000m2 thuộc thôn Thái Lai, xã Hoài Xuân do lão nông Nguyễn Thái Tha (56 tuổi) thực hiện vào tháng 5/2018. Đến nay, sau hơn 1 năm sản xuất rau an toàn trong vòm lưới thấp không những giúp cho gia đình thu nhập tăng lên gấp 2-3 lần so với trước mà còn bắt nhịp cho ông tự tin vươn lên làm giàu từ nghề này.

    Những ngày đầu xuân mới Canh Tý này, chúng tôi cùng ông Nguyễn Phước Công, Chủ tịch Hội nông dân huyện Hoài Nhơn đến thăm mô hình sản xuất rau, quả hữu cơ tổng hợp của gia đình ông Nguyễn Thái Tha ở thôn Thái Lai xã Hoài Xuân, ông Công tâm đắc, đây là một trong những mô hình nông nghiệp sạch với nhiều tính năng ưu việt có lợi cho người trực tiếp sản xuất như vốn đầu tư ban đầu thấp nhưng sản xuất được quanh năm nhất là những lứa rau trái vụ, đồng thời hạn chế được những bất lợi do thời tiết gây ra cũng như nguồn phân vô cơ,thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc nhưng lại cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Theo ông Tha, trồng rau an toàn trong vòm lưới thấp rất cơ động, dễ canh tác chỉ một lần đầu tư lắp đặt hệ thống phun tưới, khung vòm lưới che thì có thể sử dụng từ 5 đến 7 năm. Về quy trình gieo trồng cũng rất đơn giản không tốn nhiều công sức, khoảng 1 tuần trước khi xuống giống phải xử lý đất bằng vôi thật kỹ, sau đó trộn vào đất các loại phân chuồng hoai mục đã ủ hoặc phân hữu cơ mụn dừa với chế phẩm Tricoderma để diệt trừ tận gốc các mầm bệnh gây hại còn sót lại trong đất giúp cho hạt giống phát triển. Tiếp đến cắm khung vòm phủ lưới che cho từng luống, rồi cứ thế để cho đến kỳ thu hoạch mà không cần bón lót hoặc sử dụng thêm các loại thuốc tăng trưởng, bảo vệ thực vật nào khác.

    Hướng dẫn chúng tôi tham quan những luống rau ăn lá như xà lách búp, mồng tơi, rau muống, đền đỏ, cải ngọt, cải thìa xanh mướt bụ bẫm trong những vòm lưới thấp,  ông Tha phấn khởi chia sẻ: “Trước đây gia đình trồng rau theo kiểu truyền thống ngoài trời nên chịu nhiều tác động xấu của môi trường tự nhiên, điển hình như vụ rau tết năm 2017, vườn rau của tôi hầu như bị mất trắng do sâu bọ gây hại. Vụ đó, gia đình lỗ hơn chục triệu đồng tiền giống, thuốc, chưa kể công chăm sóc. Nhiều phen lao đao vì thời tiết, thiên tai dịch bệnh, đến năm 2018,được ngành khuyến nông tỉnh, huyện hỗ trợ cho gia đình thực hiện mô hình trồng rau an toàn theo hướng hữu cơ. Từ khi thực hiện mô hìnhđã giúp tôi chủ động hơn trong việc xuống giống và trồng khá thành công nhiều loại rau, quả”.

    Cũng theo ông, mỗi luống rau được trồng trong vòm lưới thấp của mô hìnhcó diện tích 36 m2, tùy theo chất lượng của từng loại nhưng trung bình cho từ 50-60 kg rau xanh, cao gấp 3 lần so với trồng bên ngoài. Nhẩm tính, với 40 luống rau của mô hình qua 4 vụ sản xuất đầu tiên trong năm 2018, mỗi vụ rau kéo dài từ 20-25 ngày đã cho ông thu hoạch trên 8.000 kg rau các loại, đó là chưa kể sản lượng các loại củ quả khác trồng xen. Giá bán tùy theo vụ, mùa mưa tốn nhiều công hơn nên giá có nhích lên một ít nhưng trung bình từ 15-20 nghìn đồng/ký/rau,giá cho cả cơ sở bếp ăn tập thể, dịch vụ đám tiệc và các mối hàng thường xuyên.Như vậy mỗi vụ rau, sau khi trừ chi phí cho ông thu nhập hơn 25 triệu đồng.

   Nhận thấy việc trồng rau an toàn theo hướng hữu cơ có thị trường tiêu thụ khá ổn định, tỷ lệ rủi ro thấp nên bước vào năm 2019, ông Tha tiếp tục thuê 3.000m2 đất liền kề của chính quyền địa phương quản lý để mở rộng diện tích sản xuất, trồng thêm các giống mới như bí đao siêu quả, bí đỏ hồ lô, bí xanh trái dài, dưa leo xanh, cà tím, ớt,khổ qua, đậu cô velàm phong phú cho nguồn cung ứng, nên hiện nay mùa nào thức nấy, trang trại của ông luôn đảm bảo đầy đủ sản phẩm rau quả sạch, sẵn sàng phục vụ thị trường tiêu dùng. Ngoài ra, ông còn dành 500m2 đất để trồng thường xuyên các loại hoa cúc cắm bình, hoa vạn thọ bán cho bà con trong vùng vào các ngày rằm, mồng một hàng tháng. Với mô hình sẵn có và diện tích sản xuất mới được mở rộng, trong năm 2019 ông Tha đã xuất bán ra thị trường trên 25 tấn rau, quả các loại thu lãi trên 150 triệu đồng.

    Nói về hiệu quả của mô hình, ông Nguyễn Văn Ngọc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoài Xuân cho biết: “Có thể khẳng định, đây là một số rất ít mô hình được các ngành cấp trên triển khai thực hiện thành công nhất trên địa bàn từ trước đến nay. Bởi trên cùng một đơn vị diện tích canh tác, mô hình đã cho thu nhập cao hơn nhiều so với người dân tự trồng các loại rau quả khác trên nền đất. Đặc biệt, mô hình không chỉ đem lại lợi ích trên phương diện kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội như đảm bảo sức khỏe cho môi trường chung trong cộng đồng, nơi sản xuất cũng như cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân an tâm sản xuất, chúng tôi rất mong chính quyền và các ngành chức năng cấp trên quan tâm để sản phẩm nông sản của bà con làm ra có một thị trường tiêu thụ bền vững không bị thừa hàng dội chợ”.

 

Ảnh: Ông Tha giới thiệu những luống rau cải bẹ xanh mướt bụ bẫm được trồng trong vòm lưới thấp

 

Ảnh:  Ngoài các loại rau xanh tốt, dưa leo, ớt cũng trong trang trại của ông Tha cũng đang trong giai đoạn trĩu quả

 


Diệp bảo Sương  (Cập nhật ngày 13-02-2020)



  • Currently 2.33/5

Kết quả: 2.3/5 - (3 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web