Tin Bác qua đời đến với nhân dân Hoài Nhơn thật đột ngột. Từ em bé đến cụ già ai cũng khóc tiếc thương Người. Bất chấp sự theo dõi của địch, lễ truy điệu được tổ chức nhiều nơi, ngay cả vùng sát địch. Tại Thiết Đính, 158 đồng bào đã để tang Bác. Hàng ngàn đồng bào bên trong quận lỵ Tam Quan, Bồng Sơn và nhiều khu dồn, kể cả một số binh lính đòi lập bàn thờ, để tang Bác. Đảng bộ đã mở đợt học tập Di chúc thiêng liêng của Bác, động viên đảng viên, cán bộ, chiến sĩ học tập theo gương của Bác. Biến đau thương thành sức mạnh, quân và dân Hoài Nhơn cùng với cả nước quyết thực hiện bằng được Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu.

     Sau đợt học tập Di chúc, huyện mở đợt hoạt động từ 15 tháng 9 đến 15 tháng 10 diệt 208 tên địch, có 41 mỹ, trấn áp 106 tề điệp. Phối hợp với đòn vũ trang, nhân dân Đệ Đức, Thiết Đính, Thiện Đức, Thiện Chánh, Bình Đê đã nổi dậy đấu tranh, mittin, rải truyền đơn. Ở Thiện Chánh, quần chúng đốt 20 trại định cư. Công tác binh vận cũng được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả.

     Tính chung năm 1969, quân và dân Hoài Nhơn đã có nhiều trận đánh loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên địch, hàng trăm tên Mỹ, diệt nhiều đoàn Bình Định và bọn ác ôn.

     Đó là một nấc thang đánh dấu sự trưởng thành về năng lực lãnh đạo và về tổ chức của Đảng bộ Hoài Nhơn qua thực hiện Di chúc của Hồ Chủ tịch và là cơ sở thể hiện giữ vững tinh thần kiên trung, bất khuất trong những năm tiếp tục kháng chiến chống đế quốc Mỹ. 

     Hoài Nhơn là một trong những địa bàn trọng điểm quang trọng, Mỹ- Ngụy đã tập trung lực lượng tinh nhuệ nhất và các loại vũ khí trang bị hiện đại đánh phá ác liệt, nhưng không hề làm giảm sút tinh thần, ý chí quyết chiến quyết thắng của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà. Xuân Hè 1972, bằng chiến dịch tiến công tổng hợp, kết hợp tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, Hoài Nhơn đã quét sạch quân địch, giải phóng huyện nhà (ngày 02-5-1972). Từ năm 1972 đến năm 1975, quân và dân Hoài Nhơn vừa tổ chức thế trận phòng thủ vùng mới giải phóng, vừa kiên quyết đánh trả hành động lấn chiếm của địch.

     Ngày 28-3-1975 huyện Hoài Nhơn được giải phóng, góp phần cùng với cả nước vào cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng vào ngày 30/4/1975 “ Non sông thu về 1 dải”   đúng như tâm nguyện của Bác Hồ kính yêu.

     Thực hiện di chúc Bác Hồ, sau ngày giải phóng, từ trong hoang tàn; đổ nát , xóm làng xơ xác, tiêu điều; nhiều công trình di tích lịch sử, văn hoá bị tàn phá… cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất và đời sống không có gì, Đảng bộ huyện Hoài Nhơn đã lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn thách thức, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị-xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

     Đặc biệt Từ năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Xác định tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng theo Di chúc của Hồ Chủ Tịch. Đảng bộ huyện Hoài NHơn không ngừng lớn mạnh theo thời gian từ 5 đảng viên lúc Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện được thành lập, đến nay Đảng bộ huyện đã có hơn 8.000 đảng viên, sinh hoạt ở 72 tổ chức cơ sở Đảng trên địa bàn huyện.

       Đảng bộ huyện Hoài Nhơn luôn đoàn kết, thống nhất, phát huy dân chủ trong Đảng, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình trong Đảng, không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân và những tiêu cực, thoái hóa trong Đảng. Ðảng bộ huyện Hoài Nhơn luôn xác định “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Ðảng là nhiệm vụ then chốt”. Ðảng bộ đã thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Ðảng gắn với phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân nỗ lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra.

     Qua các đợt vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI khoá XII “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”  ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ , công tác phê bình và tự phê bình trong Đảng từ huyện đến cơ sở đã có những chuyển biến nhất định, sức mạnh và tính chiến đấu của nhiều tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên. Qua đánh giá phân loại hàng năm, 5 năm gần đây bình quân có trên 90% tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Có hơn 94%  Đảng viên trở lên hoàn thành tốt đến hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

     Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, theo chỉ thị 05 của Bộ Chính trị có nhiều chuyển biến tích cực. Từ lãnh đạo đến cán bộ Đảng viên đã sâu sát cơ sở, gắn bó với quần chúng hơn. Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc của cơ sở, nhất là việc liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân. Từ cách làm này, nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc tồn đọng kéo dài trên địa bàn huyện cơ bản đã được giải quyết dứt điểm.

      Nhiều năm liền, Đảng bộ Hoài Nhơn được Tỉnh ủy Bình Định đánh giá là Đảng bộ mạnh của tỉnh.

     Trong suốt cuộc đời cách mạng vẻ vang của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vai trò, vị trí của thanh niên và đặc biệt quan tâm chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Trong Di chúc để lại, Người căn dặn bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết.

     Đảng bộ huyện luôn chú ý đến công tác đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ làm nguồn kế tục sự nghiệp cách mạng của thế hệ cha anh; triển khai nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch về công tác thanh niên. Không ngại khó khăn, tuổi trẻ Hoài Nhơn đã ra sức thi đua học tập, lao động, sản xuất và đạt được nhiều thành tích quan trọng trên các linh vực, nhất là các chương trình Thanh niên lập thân lập nghiệp, “ Tháng thanh niên”, “Thanh niên tình nguyện hè”, “Thanh niên xung kích màu bão lũ”, trong đó tập trung tham gia vào cuộc vận động “Tuổi trẻ Hoài Nhơn chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Xây dựng đô thị văn minh”,  bằng các công trình, phần việc cụ thể của thanh niên như: làm đường bê tông nông thôn, thắp sáng đường quê, ra quân khắc phục bão lũ, xây nhà nhân ái, nhà khăn quàng đỏ…Qua các hoạt động đã góp phần phát huy vai trò xung kích, tình nguyện và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, ý thức lập thân lập nghiệp của thanh niên được nâng lên, đồng thời tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên được đóng góp sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương. Phong trào hoạt động đoàn và thanh thiếu niên của huyện Hoài Nhơn nhiều năm liền dẫn đầu tỉnh Bình Định.

     Trong di chúc Bác Hồ người đã căn dặn trong di chúc: Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Nổi bật và mang dấu ấn nhất trở thành phong trào lớn trong nhiều năm qua là huyện Hoài Nhơn chung tay xây dựng nông thôn mới. Với mục tiêu cuối cùng của CTMTQG xây dựng nông thôn mới là nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Nhờ có sự đồng thuận và quyết tâm cao từ cán bộ, đảng viên và nhân dân, qua 8 năm thực hiện đến nay, 15/15 xã đạt chuẩn NTM, 2 thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, huyện đạt 9 tiêu chí nông thôn mới, nhờ vậy mà bức tranh nông thôn ở Hoài Nhơn trở khởi sắc, diện mạo khang trang trang sạch đẹp.

       Trước hết kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng và phát triển khá. Nếu năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ chiếm gần 54%, thì đến cuối năm 2018 tỷ lệ này trên 76%. Trong lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện đã quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung trên các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế cạnh tranh, áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ; người dân đã chú trọng trang bị kiến thức và được hỗ trợ vốn, kỹ thuật sản xuất, đẩy mạnh sản xuất trên cánh đồng mẫu, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất nông sản sạch nhằm nâng cao thu nhập.Kinh tế biển phát triển mạnh toàn huyện cógần 2.300 chiếc, trên 1,1 triệu CV, Hoài Nhơn là huyện có số lượng tàu thuyền dánh bắt lớn nhất các tỉnh duyên hải miền trung, sản lượng đánh bắt hàng năm khoảng 50 nghìn tấn; giải quyết việc làm cho trên 7.000 lao động trong huyện;

     Về CN  và TTCN toàn huyện 10 cụm công nghiệp, thu hút 30 doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm hàng năm cho khoảng 4.500 lao động. Nhờ vậy, đời sống và thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, đến nay bình quân thu nhập đầu người ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Hoài Nhơn đạt 48,8 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 21 triệu đồng so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,61%, giảm gần 10,5% so với năm 2011; gần 94% lao động khu vực nông thôn có việc làm và thu nhập ổn định.

 

     

Hạ tầng kinh tế - xã hội được huyện quan tâm đầu tư xây dựng như các công trình giao thông, thuỷ lợi, hệ thống điện, trường học, quảng trường... các công trình dân sinh đã phát huy hiệu quả  phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, cũng như yêu cầu phát triển KT-XH của huyện.

     Lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tốt. Ngành giáo dục huyện được Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Bình Định đánh giá là đơn vị dẫn đầu ngành toàn tỉnh nhiều năm liền; số học sinh giỏi các cấp và số học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng tăng lên hằng năm. Toàn huyện có 54 trường đạt chuẩn Quốc gia, chiếm hơn 78%.  Hệ thống giáo dục cấp THPT được đầu tư và mở rộng, toàn huyện có 6 trường trung học phổ thông, 1 trường chuyên Chu Văn An trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia đạt gần 67%; đặc biệt, số học sinh vào lớp 10 hệ công lập hàng năm luôn dẫn đầu toàn tỉnh.

    Về y tế được củng cố và phát triển; Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh từ huyện đến cơ sở được xây dựng mới và nâng cấp từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân;huyện có bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn là Bệnh viện hạng II tuyến tỉnh, thực hiện công tác khám chữa bệnh cho người dân tại các huyện phía Bắc của tỉnh đãđược đầu tư, mở rộng. Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn quốc gia, thực hiện công tác khám chữa bệnh, y tế dự phòng, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình và quản lý hoạt động Trạm Y tế 17 xã, thị trấn trong huyện. Trung tâmđược đầu tư xây dựng mới giai đoạn 1 khu nhà 7 tầng, và các trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân liên tục được đầu tư; Trạm Y tế các xã thị trấn được đầu tư xây dựng mới; tổng kinh phí thực hiện trên 262 tỷ đồng...

     Huyện Hoài Nhơn là huyện có đối tượng chính sách đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau Điện Bàn – Quảng Nam. có hơn 11.270 liệt sĩ, trên 8.760 thương - bệnh binh, hơn 2.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và hơn 13.000 người có công với cách mạng. Với đạo lý “Uống nước nhờ nguồn”,  Đảng bộ và nhân dân Hoài Nhơn luôn đã thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa bằng các việc làm xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ TKTN, phụng dưỡng suốt đời Mẹ VNAH còn sống ... thăm tặng quà nhân dịp lễ tết đảm bảo các đối tượng này  có cuộc sống hơn mức sống trung bình trong huyện. Các  chính sách xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm; công tác an sinh xã hội được đảm bảo.

 

   

 Một mùa thu lịch sử lại về. Tháng 9 mùa thu năm nay càng có ý nghĩa hơn khi toàn Đảng , toàn quân, toàn dân ta kỉ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong thời khắc lịch sử linh thiêng này lại càng có ý nghĩa hơn khi Thủ tướng CP đã kí quyết định công nhận huyện Hoài NHơn đạt chuẩn NTM. Đây là 1 tiền đề để huyện nhà đạt chuẩn đô thị loại 4 trong năm nay và thị xã trong năm 2020  đúng như lời căn dặn trong di chúc của Bác:

 Còn non, còn nước, còn người

Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!


Văn Vỹ  (Cập nhật ngày 04-09-2019)



  • Currently 3.00/5

Kết quả: 3.0/5 - (2 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web