Ảnh: Chị Khương chăm sóc vườn ươm - thành quả khởi nghiệp bước đầu của mình

     Huyện Hoài Nhơn đã có những cách làm mới mẻ để chương trình “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” không chỉ hỗ trợ phụ nữ mở mang sản xuất, kinh doanh mà còn lan tỏa nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, tiềm năng, sức sáng tạo trong chị em.

     Đã có 9 hội viên được hỗ trợ vốn để khởi nghiệp hoặc mở rộng quy mô sản xuất. Một mô hình điểm về phụ nữ khởi nghiệp được thành lập, là nơi kết nối, học hỏi, chia sẻ, hỗ trợ nhau trong vấn đề phụ nữ làm kinh tế. Một cuộc thi ý tưởng khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp trong phụ nữ toàn huyện được mở ra, thu về 15 ý tưởng khả thi... Đó là vài kết quả nổi bật của chương trình “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” ở Hoài Nhơn trong 2 năm đầu triển khai.

     Khởi nghiệp bằng một nghề giản dị, gần gũi với quê mình: làm chổi cọng dừa, đầu năm 2019, chị Phạm Thị Ty, 38 tuổi, ở thôn Lương Thọ 2, xã Hoài Phú, chủ cơ sở chổi cọng dừa Vinh - Ty đã được “tiếp sức” để sản xuất, kinh doanh quy mô, hiệu quả hơn. Chị Ty cho biết, do thiếu vốn, không chủ động được nguyên liệu, sản phẩm làm ra hàng tháng chỉ được vài ngàn cây (chổi) bỏ mối các chợ trong và ngoài huyện, thu nhập của cơ sở cũng như công lao động còn thấp. Được hỗ trợ 50 triệu đồng, ngoài gom nguyên liệu trong huyện, cơ sở còn tìm được nguồn nguyên liệu ổn định từ tỉnh Bến Tre, theo đó năng lực sản xuất tăng lên gấp 6 - 8 lần so với trước, tạo công ăn việc làm cho 40 lao động thường xuyên tại địa phương.

 Ảnh:  Cơ sở kết chổi cọng dừa của chị Phạm Thị Ty ở thôn Lương Thọ 2, xã Hoài Phú t

 Chị Ty là 1 trong 9 hội viên của huyện đã được Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” (còn gọi là Đề án 939) hỗ trợ vốn. Theo bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch phụ trách Hội LHPN huyện, năm 2018 huyện có 7 hội viên được hỗ trợ, năm 2019 đến thời điểm này có 2 hội viên, tổng số tiền đã hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp là hơn 340 triệu đồng. Con số tuy không lớn nhưng kịp thời gỡ khó, tiếp sức cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc giúp hiện thực hóa những ý tưởng, dự định, ấp ủ làm ăn, quan trọng hơn hết là chia sẻ gánh nặng với chị em, cổ vũ phụ nữ khẳng định mình thông qua việc tham gia kinh tế.

     Tuy chưa được hỗ trợ, song hướng làm kinh tế mà chị Nguyễn Thị Bích Khương ở thôn Ngọc Sơn Nam, xã Hoài Thanh Tây, đang tâm huyết đầu tư, chăm chút được nhiều người nhận xét là “rất có tương lai”. Với mô hình khởi nghiệp về vườn ươm cây giống keo lá tràm, chị Khương là tác giả được trao giải ý tưởng sáng tạo, khả thi tại cuộc thi ý tưởng khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp do huyện Hoài Nhơn tổ chức dành cho phụ nữ toàn huyện - thuộc khuôn khổ triển khai Đề án 939 ở địa phương. Chị Khương cho hay, nhiều năm làm công cho một số trang trại ươm giống cây lâm nghiệp trên địa bàn, chị và chồng - anh Nguyễn Ngọc Thiên - nhận thấy nhu cầu sử dụng giống cây keo lá tràm rất lớn, anh chị vừa làm vừa học hỏi tích lũy kinh nghiệm, ấp ủ về một vườm ươm của riêng mình. Tháng 2.2018, thuê 4.000 m2 đất, họ bắt tay vào thực hiện dự định và đã có những thành công bước đầu. “Vợ chồng tôi đã bỏ vào đây gần 200 triệu đồng, lo lắm, may nhờ nắm quy trình kỹ thuật, chuyên cần chăm sóc, vườn ươm phát triển tốt như kế hoạch, sau gần 3 tháng đã xuất bán 800 nghìn cây keo giống, trừ chi phí cho thu lãi khoảng 35 triệu đồng. Thành công này là động lực giúp tôi tự tin hơn trên bước đường khởi nghiệp của mình. Nếu có điều kiện, tôi sẽ xây dựng 1 nhà vòm, trồng thêm khoảng 60.000 cây keo lai giống đầu dòng, vừa để phục vụ nguồn giống ổn định cho vườn ươm của mình vừa cung cấp cho các chủ vườn ươm trên địa bàn xã. Bởi đã có nhiều thời điểm bí nguồn hom giống, bà con mình phải vào Đồng Nai mua, chi phí lớn hơn”, chị Khương chia sẻ.

     Về đề án này, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch phụ trách Hội LHPN huyện Hoài Nhơn cho biết thêm: “Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của đề án 939 tại huyện Hoài Nhơn là có trên 70% hội viên, phụ nữ được  tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc làm, khởi nghiệp; hỗ trợ 30 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp; phối hợp, hỗ trợ thành lập 1 tổ hợp tác/ hợp tác xã do phụ nữ thành lập hoặc có phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý; 80% - 90% DN do phụ nữ mới thành lập được tư vấn, hỗ trợ phát triển DN, qua đó ý nghĩa chính trị của Đề án - nâng cao nhận thức của phụ nữ về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về khởi nghiệp nhằm thay đổi nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ - càng đến được với người dân.


Diệp Bảo Sương  (Cập nhật ngày 17-06-2019)



  • Currently 3.00/5

Kết quả: 3.0/5 - (2 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web