Hoài Nhơn là vùng đất thuận lợi cho cây dừa phát triển, dừaở đâycó tuổi trung bình 20- 25năm, nhiều vườn dừacó tuổi khá cao gần 40 năm,năng suất bình quân 25- 30quả/cây/năm[1]. Hoài Nhơn có diện tích trồng dừa khoảng 3000 ha, rải rác tại 17 xã, thị trấn trong đó một số vườn dừa có sản lượng cao tại Tam Quan Nam, Hoài Hảo, Hoài Thanh Tây, Hoài Xuân. Dừa Hoài Nhơn có lợi thế vườn dừa lâu năm, quả to, lượng dầu cao, là huyện có diện tích dừa lớn của Bình Định (toàn tỉnh khoảng 10.500 ha)[2].
Trước đây, trồng dừa ở Hoài Nhơn có thể hiểu như một thói quen trồng trọt, tận dụng đất trống và để phục vụ cho các nhu cầu gia đình, khi nhiều mới nghĩ đến việc bán. Dừa chủ yếu được trồng trong vườn nhà và không theo một quy trình thống nhất nào cả. Hái dừa, thu mua dừalà một trong những nghề mưu sinh của số một bộ phận cư dân Hoài Nhơn. Các đại lý thu mua theo hình thức để nguyên trái hoặc sơ chế tách cơm dừa, phân phối tiêu thụ chủ yếu ra thị trường miền Bắc, xuất khẩu sang Trung Quốc[3], khoảng 5 – 10% dừa được chế biến, tiêu thụ trong các ngành tiểu thủ công nghiệp tại huyện và khai thác dừa nạo lấy nước. Vỏ dừa được thu mua, tiêu thụ chủ yếu tại địa phương dùng để lấy xơ cước và làm thảm. Các bộ phận cây dừa cung cấp nguyên liệu làm nhà, chất đốt quanh năm.
Trong các ngành nghề chế biến các sản phẩm từ dừa ở Hoài Nhơn thì lâu đời và nổi bật nhất là nghề tiếp xơ và nghề làm thảm xơ dừa. Việc tách xơ dừa thủ công tốn rất nhiều công sức, từ 9 – 11 vỏ dừa cho ra 1kg cước dừa. Xơ dừa bện thành dây neo, dây neo dừa chắc bền được sử dụng phổ biến cho các tàu thuyền ở Hoài Nhơn trước đây; sợi nhỏ phục vụ cho nhu cầu gia dụng, đan võng, làm thảm lót chân. Các sản phẩm xơ dừa của thân thiện với môi trường, có độ bền tương đối cao, được phân phối trên các thị trường trong nước như Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội,…, xuất khẩu sang các nước Tây Âu, Châu Á[4].
Ảnh: Dệt thảm xơ dừa tại Công ty TNHH Ngọc Chung, xã Tam Quan Nam
Ảnh: Thảm xơ dừa thành phẩm
Cư dân Hoài Nhơn có nhiều phương thức chế biến sản phẩm từ dừa lâu đời tạo nên những thương hiệu đặc sản có tiếng của Hoài Nhơn – Bình Định. Đầu tiên phải kể đến dầu dừa. Người nấu dầu dừa kinh nghiệm phải canh lửa để dầu có màu óng vàng đẹp, thơm mà không quá non để dầu giữ được lâu. Sau đó, lọc tách dầu khỏi cơm xác dừa. Khoảng 15 trái cho được 1 lít dầu, tùy theo độ dày cơm và độ già của dừa. Trước đây, tại các làng quê Hoài Nhơn thường có các lò nấu dầu dừa thủ công, cư dân có thể mang dừa trái già đến đổi lấy dầu về dùng. Vài năm gần đây, cơ sở Pha Lê (Tam Quan Bắc), hợp tác xã Ngọc An, hợp tác xã Hoài Mỹ đã đầu tư cải tiến máy móc, áp dụng phương pháp lấy dầu tinh khiết bằng công nghệ ép lạnh, thay thế hình thức nấu thủ công trước đây. Phương pháp này cho ra những sản phẩm dầu trong suốt, giữ được thành phần dinh dưỡng và chất lượng dầu cao, giá thành cao hơn dầu nấu theo phương thức truyền thống khoảng 2 lần. Bánh tráng nước dừa là sự hoà quyện của gạo, dừa, mì với nhiều hương vị như mè, tiêu, hành, ... Người làm nghề kinh nghiệm có tỷ lệ nhất định giữa bột gạo và bột mì và các loại gia vị để bánh giòn xốp, thơm ngon. Khoảng từ 3 giờ sáng thì các lò bánh tráng đã nổi lửa tráng bánh. Đến khi trời vừa nắnglênthì bánh đã xếp lên vĩ tre, mang ra sào phơi.Bánh tráng nước dừa nhiều nguyên liệu, dày nên chế biến công phu, thời gian phơi lâu hơn các loại bánh tráng khác. Tại xã Tam Quan Nam, có trên 400 hộ làm các nghề truyền bánh tráng nước dừa, thảm xơ dừa. Hiện nay, một số hợp tác xã, doanh nghiệpNgọc An (Hoài Thanh Tây), Dalop (Hoài Xuân)cải tiến máy móc,kỹ thuậttrong chế biến bánh tráng, chọn nguyên liệu và chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,cho ra sản phẩmnhiều kích cỡ khác nhau, bao bì bắt mắt đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Bánh hồng là loại bánh ngonnổi tiếngcủa vùng Tam Quan. Bánh được làm bằng nếp ngự dẻo thơm, dừa tươi vừa già, bánh chế biến thành phẩm được lăn với bột nếp rang xay mịn. Bánh hồng là loại bánh truyền thống được dùng trong đám hỏi, tiệc cưới mang ý nghĩa sâu sắc, là loại quà quê đặc sắc của Hoài Nhơn. Những năm gần đây, một số cơ sở dùng nguyên liệu dừa sản xuất kẹo dừa theo cách bào dừa thành sợi, sấy dừa với đường, thêm gừng, đến độ chín giòn, có màu vàng sậm, đường như lịm vào trong, gọi là kẹo dừa giòn. Rim dừa (hay mứt dừa) là món ăn phổ biến trong mỗi gia đình Hoài Nhơn trong ngày Tết. Những cơ sở bánh kẹo có tiếng ở Hoài Nhơn như Bà Điền, Bà Giàu, Thanh Phương,…
Bên cạnh những nghề trên, cư dân còn tận dụng cám dừa còn lại sau khi tách lấy xơ cước dừa để ủ làm phân vi sinh, bón cây cảnh; một số phụ nữ nông thôn trong thời gian rảnh thường tước cọng từ lá dừa, bán cho các thương lái thu mua để sản xuất chổi. Một số ít cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa có quy mô nhỏ.
Có thể nói, việc hình thành thương hiệu sản phẩm từ dừa ở Hoài Nhơn ngày nay đang là niềm tâm huyết của các cấp chính quyền, địa phương. Một số hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, hợp tác xã đang từng bước cải tiến về công nghệ chế biến sản phẩm, năng động tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm từ dừa. Tuy vậy, nhìn chung giá trị kinh tế mà cây dừa mang lại còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, truyền thống cây dừa Bình Định.
Cây dừa sinh trưởng tốt tại các vùng đất cát ven biển, thích ứng với biến đổi khí hậu, tuy nhiên những năm gần đây,diện tích cây dừa lâu năm ở Hoài Nhơn có xu hướng giảm. Nhiều diện tích dừa bị chặt bỏ để xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng; các hộ gia đình có xu hướng cải tạo đất vườn, thay diện tích dừa lâu năm bằng các giống dừa xiêm, dừa xiêm lai nhằm thu hoạch quả nạo lấy nước.Các vườn dừa lâu năm, cằn cỗi cú khai thác mà thiếu sự chăm sóc, bồi đắp, phòng bệnh làm cho sản lượng không cao. Sản lượng dừa xuất khẩu, phân phối chủ yếu dưới dạng thô, gây lãng phí nguồn nguyên liệu dừa của huyện. Nghề hái dừa, chặt dừa khá vất vả, công cụ lao động thô sơ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động cao trong quá trình mưu sinh.
Thiết nghĩ, các cấp ngành, chính quyền địa phương cần đặt vấn đề cây dừa là loại cây trồng chiến lược, thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích người dân trồng mới một số diện tích dừa, bồi đắp diện tích vườn dừa lâu năm để đảm bảo nguồn nguyên liệu; tiếp đến, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ dừa, nâng cao ứng dụng công nghệ trong chế biến sản phẩm, hạn chế xuất khẩu thô; khai thác, phát huy giá trị cây dừa vào các ngành kinh tế dịch vụ, nhất là du lịch để tạo dấu ấn, thương hiệu xứ dừa Hoài Nhơn trong du lịch Bình Định, vùng Nam Trung bộ.
Những sản phẩm từ dừa đang và sẽ là những xu hướng được ưa chuộng bởi sự thân thiện môi trường, công dụng, giá trị dinh dưỡng và cả những giá trị văn hóa được truyền tải. Phát triển những sản phẩm, làng nghề truyền thống luôn là hướng đi không những mang lại giá trị kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của quê hương xứ dừa, cần được sự quan tâm, đầu tư thích đáng.
Ảnh: Sản phẩm dầu dừa tinh khiết chế biến theo công nghệ ép lạnh
của hợp tác xã Ngọc An, xã Hoài Thanh Tây
Cư dân Hoài Nhơn có nhiều phương thức chế biến sản phẩm từ dừa lâu đời tạo nên những thương hiệu đặc sản có tiếng của Hoài Nhơn – Bình Định. Đầu tiên phải kể đến dầu dừa. Người nấu dầu dừa kinh nghiệm phải canh lửa để dầu có màu óng vàng đẹp, thơm mà không quá non để dầu giữ được lâu. Sau đó, lọc tách dầu khỏi cơm xác dừa. Khoảng 15 trái cho được 1 lít dầu, tùy theo độ dày cơm và độ già của dừa. Trước đây, tại các làng quê Hoài Nhơn thường có các lò nấu dầu dừa thủ công, cư dân có thể mang dừa trái già đến đổi lấy dầu về dùng. Vài năm gần đây, cơ sở Pha Lê (Tam Quan Bắc), hợp tác xã Ngọc An, hợp tác xã Hoài Mỹ đã đầu tư cải tiến máy móc, áp dụng phương pháp lấy dầu tinh khiết bằng công nghệ ép lạnh, thay thế hình thức nấu thủ công trước đây. Phương pháp này cho ra những sản phẩm dầu trong suốt, giữ được thành phần dinh dưỡng và chất lượng dầu cao, giá thành cao hơn dầu nấu theo phương thức truyền thống khoảng 2 lần. Bánh tráng nước dừa là sự hoà quyện của gạo, dừa, mì với nhiều hương vị như mè, tiêu, hành, ... Người làm nghề kinh nghiệm có tỷ lệ nhất định giữa bột gạo và bột mì và các loại gia vị để bánh giòn xốp, thơm ngon. Khoảng từ 3 giờ sáng thì các lò bánh tráng đã nổi lửa tráng bánh. Đến khi trời vừa nắnglênthì bánh đã xếp lên vĩ tre, mang ra sào phơi.Bánh tráng nước dừa nhiều nguyên liệu, dày nên chế biến công phu, thời gian phơi lâu hơn các loại bánh tráng khác. Tại xã Tam Quan Nam, có trên 400 hộ làm các nghề truyền bánh tráng nước dừa, thảm xơ dừa. Hiện nay, một số hợp tác xã, doanh nghiệpNgọc An (Hoài Thanh Tây), Dalop (Hoài Xuân)cải tiến máy móc,kỹ thuậttrong chế biến bánh tráng, chọn nguyên liệu và chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,cho ra sản phẩmnhiều kích cỡ khác nhau, bao bì bắt mắt đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Bánh hồng là loại bánh ngonnổi tiếngcủa vùng Tam Quan. Bánh được làm bằng nếp ngự dẻo thơm, dừa tươi vừa già, bánh chế biến thành phẩm được lăn với bột nếp rang xay mịn. Bánh hồng là loại bánh truyền thống được dùng trong đám hỏi, tiệc cưới mang ý nghĩa sâu sắc, là loại quà quê đặc sắc của Hoài Nhơn. Những năm gần đây, một số cơ sở dùng nguyên liệu dừa sản xuất kẹo dừa theo cách bào dừa thành sợi, sấy dừa với đường, thêm gừng, đến độ chín giòn, có màu vàng sậm, đường như lịm vào trong, gọi là kẹo dừa giòn. Rim dừa (hay mứt dừa) là món ăn phổ biến trong mỗi gia đình Hoài Nhơn trong ngày Tết. Những cơ sở bánh kẹo có tiếng ở Hoài Nhơn như Bà Điền, Bà Giàu, Thanh Phương,…
Bên cạnh những nghề trên, cư dân còn tận dụng cám dừa còn lại sau khi tách lấy xơ cước dừa để ủ làm phân vi sinh, bón cây cảnh; một số phụ nữ nông thôn trong thời gian rảnh thường tước cọng từ lá dừa, bán cho các thương lái thu mua để sản xuất chổi. Một số ít cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa có quy mô nhỏ.
Có thể nói, việc hình thành thương hiệu sản phẩm từ dừa ở Hoài Nhơn ngày nay đang là niềm tâm huyết của các cấp chính quyền, địa phương. Một số hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, hợp tác xã đang từng bước cải tiến về công nghệ chế biến sản phẩm, năng động tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm từ dừa. Tuy vậy, nhìn chung giá trị kinh tế mà cây dừa mang lại còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, truyền thống cây dừa Bình Định.
Cây dừa sinh trưởng tốt tại các vùng đất cát ven biển, thích ứng với biến đổi khí hậu, tuy nhiên những năm gần đây,diện tích cây dừa lâu năm ở Hoài Nhơn có xu hướng giảm. Nhiều diện tích dừa bị chặt bỏ để xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng; các hộ gia đình có xu hướng cải tạo đất vườn, thay diện tích dừa lâu năm bằng các giống dừa xiêm, dừa xiêm lai nhằm thu hoạch quả nạo lấy nước.Các vườn dừa lâu năm, cằn cỗi cú khai thác mà thiếu sự chăm sóc, bồi đắp, phòng bệnh làm cho sản lượng không cao. Sản lượng dừa xuất khẩu, phân phối chủ yếu dưới dạng thô, gây lãng phí nguồn nguyên liệu dừa của huyện. Nghề hái dừa, chặt dừa khá vất vả, công cụ lao động thô sơ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động cao trong quá trình mưu sinh.
Thiết nghĩ, các cấp ngành, chính quyền địa phương cần đặt vấn đề cây dừa là loại cây trồng chiến lược, thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích người dân trồng mới một số diện tích dừa, bồi đắp diện tích vườn dừa lâu năm để đảm bảo nguồn nguyên liệu; tiếp đến, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ dừa, nâng cao ứng dụng công nghệ trong chế biến sản phẩm, hạn chế xuất khẩu thô; khai thác, phát huy giá trị cây dừa vào các ngành kinh tế dịch vụ, nhất là du lịch để tạo dấu ấn, thương hiệu xứ dừa Hoài Nhơn trong du lịch Bình Định, vùng Nam Trung bộ.
Những sản phẩm từ dừa đang và sẽ là những xu hướng được ưa chuộng bởi sự thân thiện môi trường, công dụng, giá trị dinh dưỡng và cả những giá trị văn hóa được truyền tải. Phát triển những sản phẩm, làng nghề truyền thống luôn là hướng đi không những mang lại giá trị kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của quê hương xứ dừa, cần được sự quan tâm, đầu tư thích đáng.
[1]Tiềm năng năng suất dừa có thể đạt đến 50 – 60 quả/cây/năm.
[2]Theo báo cáo Kết quả thực hiện mô hình thâm canh tăng năng suất và phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa (2014) của Nhóm thực hiện Dự án Hợp phần dừa thuộc Dự án sinh kế nông thôn bền vững Bình Định.
[3] Theo báo cáo Kết quả thực hiện mô hình thâm canh tăng năng suất và phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa của Nhóm thực hiện Dự án Hợp phần dừa thuộc Dự án sinh kế nông thôn bền vững Bình Định.
[4] Sở Công thương Bình Định 2008, “Dệt thảm xơ dừa đang từng bước xây dựng thương hiệu”, Làng nghề Bình Định – Tiềm năng và phát triển, Nhà in Nguyễn Minh Hoàng – Tp. Hồ Chí Minh, tr. 103
Thanh Diệu (Cập nhật ngày 13-08-2018)
- Currently 1.00/5
Kết quả:
1.0/5 - (1 phiếu)- Hoài Nhơn tổ chức Hội Nghị bàn chủ trương, biện pháp chuyển đổi diện tích rừng trồng hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp cây dược liệu nâng cao năng suất, hiệu quả trên một đơn vị diện tích. (18-05-2018)
- Tự tạo cơ hội làm giàu trên mặt nước. (08-05-2018)
- Lão mặt trận thôn (26-04-2018)
- Thị trấn Bồng Sơn: nhiều chuyển biến trong xây dựng tuyến phố văn minh. (18-04-2018)
- Lãnh đạo huyện kiểm tra thực trạng ô nhiễm môi trường vùng nuôi tôm (16-04-2018)
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ HOÀI NHƠN
Địa chỉ: 06 - Đường 28/3 - Phường Bồng sơn - TX.Hoài Nhơn - Bình Định
Tel:+84.0256.3761265 - Fax: +84.0256.3861094
Email: ubndthixahoainhon@hoainhon.binhdinh.gov.vn
Công tác viên gửi tin bài về địa chỉ email: uybannhandanthixahoainhon@gmail.com
Đường dây nóng thông báo sự cố về an toàn thông tin: 02563761265
Chịu trách nhiệm nội dung:Nguyễn Lê Anh Tuấn - Chánh Văn phòng HĐND và UBND thị xã