Ông Võ Đồng thôn Hội Phú xã Hoài Hảo rầu rĩ bên vườn tiêu bị chết hàng loạt của mình.
Nhiều tháng qua người dân trồng tiêu trên địa bàn huyện Hoài Nhơn rầu rĩ, lo lắng khi nhiều diện tích tiêu đang trong giai đoạn cho thu hoạch bổng nhiên bị chết hàng loạt do bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu.
Ông Võ Đồng - ở thôn Hội Phú xã Hoài Hảo có thâm niên gần 10 năm trồng tiêu cho biết: Thấy vùng đất ở địa phương phù hợp với cây tiêu, nên tôi đã mạnh dạn đầu tư trồng 1.800 trụ tiêu, trong đó có khoảng 1.100 trụ đang trong giai đoạn kinh doanh, từ năm 5 trở lên, phát triển khá tốt. Không hiểu sao từ sau đợt lũ lụt năm vừa rồi, bị ngập nước úng rễ hay sao đó mà các trụ tiêu cứ chết dần chết mòn, chết nhanh có, chết chậm cũng có, ban đầu là vài trụ, sau nhiều lên, hiện giờ số trụ chết lên đến khoảng 600 trụ. Như vậy coi như năm nay, thu nhập từ cây tiêu của gia đình tôi giảm hơn một nữa, vì thường trung bình một trụ nếu phát triển tốt cho thu hoạch từ 2,5 đến 3 kg tiêu/năm, giá tiêu hiện ở mức 120.000đ/kg, vậy là coi như tôi mất trắng hơn 200 triệu đồng.
Vườn tiêu của anh Dương Xuân Huy ở thôn Ngọc Sơn Bắc xã Hoài Thanh Tây có gần 170 trụ, trong đó có 100 trụ đang giai đoạn năm 3 chuẩn bị thu bói, nhưng hiện nay số trụ đã chết gần như một nữa và không dừng lại, hiện các trụ còn lại bị vàng lá và có dấu hiệu chết dần. Không chỉ vậy, số trụ tiêu đang giai đoạn năm 2 cũng bị tương tự, đang bị vàng lá, hiện có 25 trụ đã chết. Anh rầu rĩ nói: Đây là năm đầu tiên tôi bắt đầu thu bói 100 trụ tiêu, nếu không có gì xảy ra thì cũng kiếm được khoảng 35 triệu đồng, lấy lại được phần nào vốn bỏ ra. Vườn tiêu này tôi đầu tư cả giống, trụ, phân bón nữa cũng đã trên 50 triệu, rồi chưa kể công cán chăm sóc 3 năm nay, giờ coi như mất trắng.
Ảnh: Vườn tiêu của anh Dương Xuân Huy có dấu hiệu vàng lá và chết dần.
3 vườn tiêu với 500 trụ của ông Lê Văn Lựa thôn Ngọc Sơn Bắc xã Hoài Thanh Tây cũng mắc bệnh tương tự. Mới vừa thấy lá xanh tươi, mấy ngày sau đã thấy lá vàng, còn nay thì cả trên 300 trụ chết thối rễ, phun thuốc không kịp. Ông Lựa cho hay.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hoàng Thân – Chi hội trưởng mô hình trồng tiêu tại xã Hoài Thanh Tây, toàn xã có khoảng 18ha tiêu, từ đợt mưa lũ cuối năm 2016 đến nay đã có trên 3.000 trụ tiêu bị chết, bệnh lan rất nhanh và rộng, nhiều nhà vườn tiêu chết rụi nên đã mất trắng. Thời gian qua, chi hội cũng phối hợp với cán bộ Trạm trồng trọt và BVTV huyện tập trung hướng dẫn nông dân thu gom và tiêu hủy triệt để các tàn dư cây bị bệnh, xử lý các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột, tuyệt đối không vứt tàn dư cây bệnh xuống nguồn nước tưới; đồng thời xử lý các trụ tiêu chớm bệnh.
Vườn tiêu của Ông Nguyễn Hội ở xã Hoài Thanh Tây bị héo rũ gần hết vườn tiêu.
Theo thống kê của Phòng kinh tế huyện Hoài Nhơn, hiện nay toàn huyện có gần 140ha tiêu, đã có trên 6ha tiêu bị chết do bệnh chết nhanh, chết chậm tập trung tại một số xã như Hoài Tân, Hoài Hảo, Hoài Thanh Tây; Hoài Thanh….. Bà Trần Thị Kim Oanh – Cán bộ kĩ thuật Trạm trồng trọt và BVTV huyện cho biết: Nguyên nhân khiến bệnh chết nhanh trên cây tiêu phát triển mạnh chủ yếu là do cuối năm 2016 trên địa bàn huyện mưa lũ kéo dài, một số diện tích tiêu bị ngập nước, rễ bị úng, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển gây hại đặc biệt là nấm Phytophthora.Các vườn hồ tiêu bị bệnh chết nhanh đều thấy các chóp rễ chuyển sang nâu đen, lá chuyển sang vàng rồi rụng, cây héo khô, chết chỉ trong vòng vài ngày.
Trước tình hình trên, Trạm trồng trọt và BVTV huyện Hoài Nhơn đã có thông báo hướng dẫn cụ thể về biện pháp phòng trừ đối với bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu, đồng thời phối hợp với Trạm khuyến nống huyện thông qua các lớp tập huấn đầu vụ và giữa vụ Hè, trên các địa bàn các thôn, xã có sản xuất tiêu thì lồng ghép tập huấn quy trình phòng bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu cho bà con nông dân; Riêng bà con nông khi phát hiện vườn tiêu có dấu hiệu bị bệnh, nông dân cần thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực trồng để tiêu hủy, xử lý đất tại các trụ tiêu bị bệnh bằng vôi bột. Đối với trụ tiêu bị bệnh nặng và cây đã chết cần nhanh chóng thu gom tiêu hủy cây và xử lý hố bằng vôi bột, phải xử lý hố trồng bằng chế phẩm sinh học trước khi trồng lại…. Bà Oanh cho biết thêm.
Thái Ngân (Cập nhật ngày 25-04-2017)
- Currently 1.00/5
Kết quả:
1.0/5 - (1 phiếu)- Hoài Nhơn: Lúa được mùa, nông dân phấn khởi (18-04-2017)
- Hoài Thanh phấn đấu về đích đúng hẹn (17-04-2017)
- Mô hình cánh đồng mẫu lớn áp dụng phương pháp thâm canh lúa cải tiến đạt năng suất 78 tạ/ha tại Hoài Mỹ (17-04-2017)
- Dân quân huấn luyện cụm 5 xã ra quân giúp bà con nông dân trồng lạc (05-04-2017)
- Hoài Nhơn: Nông dân đua nhau bán phân chuồng với giá rẻ (29-03-2017)
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ HOÀI NHƠN
Địa chỉ: 06 - Đường 28/3 - Phường Bồng sơn - TX.Hoài Nhơn - Bình Định
Tel:+84.0256.3761265 - Fax: +84.0256.3861094
Email: ubndthixahoainhon@hoainhon.binhdinh.gov.vn
Công tác viên gửi tin bài về địa chỉ email: uybannhandanthixahoainhon@gmail.com
Đường dây nóng thông báo sự cố về an toàn thông tin: 02563761265
Chịu trách nhiệm nội dung:Nguyễn Lê Anh Tuấn - Chánh Văn phòng HĐND và UBND thị xã