Ảnh: Mô hình chi hội trồng tiêu tại xã Hoài Thanh Tây.
Thực hiện đề án của BTV Trung ương Hội nông dân Việt Nam về xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp. Từ cuối năm 2014 đến nay, Hội nông dân huyện Hoài Nhơn đã triển khai xây dựng nhiều mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp trên địa bàn huyện, được nông dân đồng tình hưởng ứng và mang lại hiệu quả tích cực.
Ông Thái Văn Bồng – Chủ tịch Hội nông dân huyện Hoài Nhơn cho biết: “Nhằm đổi mới mô hình và tập hợp hội viên nông dân, BTV hội nông dân huyện Hoài Nhơn đã đề ra chủ trương thành lập chi, tổ hội nghề nghiệp. Việc thành lập chi hội nghề nghiệp sẽ hướng hội viên nông dân cùng làm một ngành nghề vào chung một nhóm để có cơ hội giao lưu học hỏi, đồng thời cùng trao đổi bàn bạc, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp, góp phần phát triển kinh tế. Đây được xem là bước đột phá và hướng đi mới của Hội nông dân huyện Hoài Nhơn trong việc tập hợp, xây dựng chi tổ hội hoạt động có hiệu quả”.
Chi hội nghề nghiệp trồng tiêu tại xã Hoài Thanh Tây khi mới thành lập chỉ có 20 hội viên, đến nay chi hội đã thu hút được 42 hội viên tham gia, trồng với diện tích 18 ha, hộ trồng nhiều khoảng 750 trụ, hộ ít cũng trên 100 trụ. Sinh hoạt đinh kì một tháng 1 lần, các hội viên cùng nhau chia sẽ kinh nghiệm, được hướng dẫn phòng trừ các đối tượng sâu bệnh, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, đồng thời thường xuyên được Trạm trồng trọt BVTV và trạm khuyến nông của huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn phòng trừ có hiệu quả sâu bệnh gây hại trên cây tiêu. Ông Nguyễn Ngọc Hoàng Thân – Chi hội trưởng chi hội trồng tiêu xã Hoài Thanh Tây cho hay: “Tham gia vào chi hội thì hầu hết các hộ nông dân đều cùng chung cung cách sản xuất, tự nguyện tham gia vào chi hội nghề nghiệp nên trong quá trình sản xuất các hộ đã phát huy tính cộng đồng trách nhiệm, chia sẽ kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, thâm canh tăng năng suất cây tiêu; đồng thời hỗ trợ nhau về giống phân bón, kĩ thuật, nên hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. Nếu trồng 500 trụ tiêu, thì mỗi năm thu được từ 200 đến 300 triệu đồng”.
Ông Nguyễn Đồ ở thôn Ngọc Sơn Bắc vừa tham gia vào chi hội trồng tiêu xã Hoài Thanh Tây tháng 12.2016 bày tỏ: “Thấy thổ nhưỡng đất của mình phù hợp với cây tiêu nên bản thân cũng xin được gia nhập vào chi hội trồng tiêu của xã, được các hội viên hỗ trợ ngày công, đổ trụ trồng dùm 100 gốc tiêu, đồng thời hướng dẫn cách bón phân, tưới nước, các đối tượng sâu bệnh thường xuyên gây hại trên cây tiêu nên thấy yên tâm lắm”.
Còn mô hình chi hội trồng rau an toàn tại khối 1 thị trấn Tam Quan, có 25 hộ tham gia trồng với diện tích trên 4,4 ha, bà con sản xuất chủ yếu các loại rau gia vị như hành, cải cúc, rau muống, dền, khổ qua, dưa leo, đậu ve… Ông Tăng Long Châu - Chi hội trưởng nông dân trồng rau an toàn ở khối 1 thị trấn Tam Quan chia sẽ: “Trước đây, khi chưa tham gia vào chi hội nghề nghiệp thì các hộ dân trồng hầu hết đều có sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, nhưng kể từ khi tham gia vào chi hội nghề nghiệp trồng rau các hộ dân đã quan tâm đến việc sản xuất rau an toàn, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng”.
“Việc làm này không chỉ giảm được chi phí sản xuất mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái; hiệu quả kinh tế mang lại cho các hộ trồng rau cao hơn so với trồng lúa, bình quân mỗi năm 1 sào các hộ thu được 30 triệu đồng/sào, cao gấp 3 lần so với trồng lúa”. Ông Tăng Long Châu cho biết thêm.
Đến nay trên địa bàn huyện đã thành lập được 13 chi hội nghề nghiệp gồm 5 chi hội trồng tiêu ở các xã Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài hảo, Hoài Phú, Hoài Tân; 3 chi hội trồng rau ở Hoài Thanh Tây, thị trấn Tam Quan, thị trấn Bồng Sơn; chi hội trồng lúa xã Hoài Mỹ; chi hội trồng hoa Hoài Châu Bắc; chi hội nông dân sản xuất bún số 8 xã Tam Quan Nam; tổ đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển Tam Quan Bắc; tổ nuôi tôm cộng đồng.
Ảnh: Mô hình chi hội trồng rau thị trấn Tam Quan
Tự nguyện, cùng một nhóm ngành nghề, thành lập có quy chế nội dung hoạt động, trong từng thời điểm, sau khi được thành lập các Chi hội được hỗ trợ được xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm hỗ trợ vốn, kiên kết các nhà khoa học kĩ thuật, các doanh nghiệp giúp nông dân tăng năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh trên thị trường.
Ông Thái Văn Bồng – Chủ tịch Hội nông dân huyện Hoài Nhơn nhấn mạnh: “Với hiệu quả thiết thực từ việc thành lập các chi hội, tổ hội nghề nghiệp nông dân trên địa bàn huyện trong thời gian qua, nên trong thời gian tới Hội nông dân huyện Hoài Nhơn sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này trên địa bàn toàn huyện, đây là hoạt động nhằm đổi mới đa dạng hóa mô hình tổ chức Hội ở cơ sở theo hướng thiết thực hiệu quả, xây dựng tổ chức cơ sở Hội vững mạnh, làm nòng cốt cho phong trào nông dân phát triển kinh tế. Đồng thời, Hội nông dân huyện cũng sẽ thực hiện theo Nghị định 151 của Chính phủ, tiến hành tổ chức xây dựng nhóm tổ kiên kết, đi theo hướng chuỗi giá trị liên kết, nông dân sẽ thực hiện kiên kết 4 nhà gồm nhà nông, nhà nước, nhà quản lý và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân trong việc định hướng sản xuất, từ sản xuất đến chăm sóc, chế biến và tiêu thụ, giúp nông dân mạnh dạn phát triển kinh tế.
Thái Ngân (Cập nhật ngày 01-03-2017)
- Currently 1.00/5
Kết quả:
1.0/5 - (1 phiếu)- Chi bộ khối 5 đảng bộ thị trấn Bồng Sơn: Tiêu biểu trong nâng cao chất lượng sinh hoạt. (20-02-2017)
- Hoài Nhơn bàn giao 8 tàu cá vỏ thép cho ngư dân (15-02-2017)
- Hoài Nhơn: Giao quân đợt 1 năm 2017 (15-02-2017)
- Nông dân Hoài Nhơn thu hoạch kiệu tết (11-02-2017)
- Sức Xuân trên quê hương Đồi Mười (08-02-2017)
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ HOÀI NHƠN
Địa chỉ: 06 - Đường 28/3 - Phường Bồng sơn - TX.Hoài Nhơn - Bình Định
Tel:+84.0256.3761265 - Fax: +84.0256.3861094
Email: ubndthixahoainhon@hoainhon.binhdinh.gov.vn
Công tác viên gửi tin bài về địa chỉ email: uybannhandanthixahoainhon@gmail.com
Đường dây nóng thông báo sự cố về an toàn thông tin: 02563761265
Chịu trách nhiệm nội dung:Nguyễn Lê Anh Tuấn - Chánh Văn phòng HĐND và UBND thị xã