Ảnh: Nông dân tham quan mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) gắn với việc quản lý nước tiết kiệm trên cây lúa ở xã Hoài Sơn

     Trong những năm gần đây nắng hạn kéo dài, làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Hoài Nhơn nói chung và trên địa bàn xã Hoài Sơn nói riêng, dẫn đến tình trạng giảm năng suất và sản lượng cây có hạt trên địa bàn xã. Từ thực tế đó, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn đã phối hợp với Hội Nông dân xã Hoài Sơn xây dựng nhiều mô hình thâm canh sản xuất các loại cây trồng chịu hạn mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân. Trong đó phải kể đến mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) gắn với việc quản lý nước tiết kiệm trên cây lúa.

     Trong điều kiện nắng hạn, việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Hoài Sơn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các thôn vùng cao như La Vuông, An Đỗ, An Hội Bắc, An Hội…Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều; tập quán sản xuất truyền thống của một số nông dân chưa thay đổi; các mô hình sản xuất chưa được mở rộng. Xuất phát từ đó, Trạm khuyến nông Hoài Nhơn phối hợp với Hội Nông dân, ngành nông nghiệp xã Hoài Sơn và Chi Hội nông dân thôn Cẩn Hậu xây dựng mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) gắn với việc quản lý nước tiết kiệm trên cây lúa trong vụ Hè Thu tại thôn Cẩn Hậu với quy mô 2 ha, giống lúa sử dụng trong mô hình là giống lúa Đồng Văn 108, có 16 hộ nông dân tham gia. Đây mô hình áp dụng các kỹ thuật mới thực tế trên cánh đồng để nông dân tham quan, học tập, rút kinh nghiệm đồng thời chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới trên diện rộng. Ông Lê Văn Hoàng- Chi hội trưởng Nông dân thôn Cẩn Hậu cho biết “Việc triển khai mô hình này, nông dân rất đồng tình và phấn khởi tham gia, qua đó nông dân được tiếp cận với nhiều phương pháp sản xuất, giúp tiết kiệm chi phí trong việc canh tác lúa trong mô hình”

     Để triển khai có hiệu quả mô hình này, Trạm khuyến nông phối hợp với Hội Nông dân xã khảo sát địa điểm và điều kiện ban đầu thực hiện mô hình, ký hợp đồng triển khai với Hội Nông dân và cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn. Đồng thời tổ chức tập huấn đầu vụ và giữa vụ cho hộ tham gia mô hình, định kỳ kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên cây lúa để hướng dẫn nông dân xử lý kịp thời.

     Ngoài ra, Trạm Khuyến nông còn chuyển giao các giải pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa cải tiến cho nông dân. Trong đó, thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh cải tiến trong sản xuất lúa theo chương trình “5 giảm 3 tăng” để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, giảm lượng nước tưới và giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong điều kiện biến đổi khí ngày càng gay gắt như hiện nay.

     Nhờ áp dụng kỹ thuật gieo sạ thưa 4 kg/sào và được đầu tư thâm canh, kết hợp với tưới nước ước khô xen kẽ nên đã tiết kiệm được từ 20- 30% lượng nước tưới, tạo điều kiện giúp cho cây lúa khỏe, ruộng lúa trong mô hình sinh trưởng tốt, chiều cao cây lúa 100cm cao hơn ruộng ngoài mô hình 10cm, khả năng đẻ nhánh khá, chiều dài bông lúa đạt 23cm, dài hơn ruộng ngoài mô hình 2cm. Ngoài ra ruộng trong mô hình cây lúa chống đổ ngã khá và ít nhiễm các loại sâu bệnh hơn.

      Nói về hiệu quả của mô hình, bà Đoàn Thị Được- Trưởng trạm Khuyến nông Hoài Nhơn cho biết: “Qua việc triển khai mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) gắn với việc quản lý nước tiết kiệm trên cây lúa trong vụ Hè Thu năm 2016 tại thôn Cẩn Hậu xã Hoài Sơn, chúng tôi nhận thấy: mô hình đã đem lại rất nhiều hiệu quả cũng như lợi ích kinh tế cho người nông dân, tiết kiệm được nhiều khoản chi phí từ khâu giống, thuốc BVTV đến công lao động… và đặc biệt là mô hình đã tiết kiệm được 20-30%  lượng nước tưới, đây là con số khá ấn tượng nếu được triển khai mô hình rộng khắp ở các vùng thiếu nước tưới trên địa bàn huyện”.

      Có được kết quả đáng kể như thế, nhưng chi phí cho ruộng mô hình 1.335.000 đồng/sào, thấp hơn ruộng ngoài mô hình là 62.000 đồng/sào; lợi nhuận đạt 320.000 đồng/sào, tăng 219.500 đồng/sào so với ruộng ngoài mô hình. Hiệu quả nhất là mô hình đã tiết kiệm được từ 20-30% lượng nước tưới cho cây lúa, giảm vốn đầu tư, giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón, giảm thuốc trừ sâu gây tác hại đến môi trường, đồng thời tăng năng suất 10,5% so với ruộng đối chứng. Đây là cơ sở để ngành nông nghiệp nhân rộng mô hình trong thời gian tới và hướng đến áp dụng đại trà trong các cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng tiến ở một số xã phía bắc huyện Hoài Nhơn. 


Nguyễn Văn Phương  (Cập nhật ngày 29-09-2016)



  • Currently 1.00/5

Kết quả: 1.0/5 - (1 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web