Ảnh: Quang cảnh Tập huấn chữ ký số chuyên dùng trên Văn phòng điện tử liên thông tại TT Tam Quan, huyện Hoài Nhơn.

 

        Hiện nay, việc ứng dụng chữ ký số, chữ ký điện tử trong các cơ quan nhà nước là nhu cầu cần thiết nhằm cải cách hành chính, từng bước xây dựng chính quyền điện tử. Mặt khác, việc triển khai ứng dụng chữ ký số, chứng thư số có hiệu quả còn đảm bảo an toàn, độ tin cậy cho các giao dịch điện tử trên mạng Internet phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp của các cơ quan nhà nước. Sử dụng chữ ký số là giải pháp đã được chứng minh và được pháp luật công nhận đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về tính pháp lý, đảm bảo an toàn an ninh, xác thực và cả tính sẵn sàng; được coi là giải pháp hữu hiệu góp phần tạo môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo hiệu quả tích cực trong công tác cải cách hành chính và phát triển Chính phủ điện tử trong các cơ quan nhà nước ở Hoài Nhơn.

     Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT)phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyệnđã và đang được quan tâm. Việc sử dụngHệ thống thư điện tử công vụ; Hệ thống Văn phòng điện tử liên thông trong quản lý văn bản và điều hành … đã được sử dụng trong cơ quan nhà nước cấp huyện, cấp xã. Ngoài ra, còn có TrangThông tin điện tử huyện Hoài Nhơn; hệ thống theo dõi, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện các văn bản chỉ đạo, ý kiến chỉ đạo, điều hành củatỉnh.

      Cùng với việc vận hành các hệ thống trên, nhu cầu trao đổi, luân chuyển văn bản điện tử, hồ sơ, tài liệu điện tử trong các cơ quan nhà nước ở huyệnngày càng tăng. Vấn đề đặt ra là, cần có giải pháp vừa bảo đảm an toàn thông tin, vừa bảo đảm tính toàn vẹn, xác thực, chống chối bỏ nội dung thông tin được gửi nhận qua mạng Internet. Với công nghệ phát triển như hiện nay, vấn đề này được giải quyết bằng nhiều giải pháp, trong đó chữ ký số là một trong những giải pháp hiện đại, thuận tiện, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả nhất trong giao dịch điện tử.

     Để triển khai ứng dụng chữ ký số trong việc gửi, nhận văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước tại huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã phối hợp với Văn phòng HĐND và UBND huyện tham mưu cho UBND huyện đăng ký Sở Thông tin Truyền thông tỉnh cấp phát chữ ký số dành cho tổ chức, cá nhân từ huyện đến cấp xã. Song song với việc triển khai tập huấn sử dụng chữ ký số của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện phối hợp với Văn phòng HĐND và UBND huyện tham mưu cho UBND huyện tổ chức tập huấn sử dụng chữ ký số cho lãnh đạo, văn thư các phòng, ban trực thuộc UBND huyện và lãnh đạo, văn phòng UBND 17 xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện (tổ chức hình thức tập trung). Tuy nhiên trong quá trình sử dụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan. Nhận thấy điều này UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện trực tiếp mời Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh về từng xã, thị trấn để tập huấn sử dụng chữ ký số chuyên dùng, đến nay toàn bộ lãnh đạo UBND huyện, các phòng ban trực thuộc UBND huyện, lãnh đạo, văn thư UBND các xã, thị trấn đều sử dụng chữ ký số thành thạo góp phần nâng cao việc ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của các cơ quan Nhà nước các cấp trên địa bàn huyện Hoài Nhơn.

     Hiện nay trong các cơ quan nhà nước ở huyện số lượng chữ ký số được cấp cho cán bộ, công chức là 161 (32 cho tổ chức, 138 cho cá nhân).

     Bên cạnh những kết quả nêu trên, việc ứng dụng chữ ký số còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là trong nhận thức và thói quen của người sử dụngvà thời gian cấp đổi chữ ký số chuyên dùng cho lãnh đạo và văn thưchậm, dẫn tới nhiều vấn đề phát sinh khi cán bộ thay đổi vị trí việc làm, thay đổi chức vụ, gây khó khăn khi triển khai ký số trên văn bản điện tử.

      Thời gian tới, cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, nhu cầu sử dụng chữ ký số trong các cơ quan Nhà nước sẽ tăng lên. Do đó, để triển khai và ứng dụng tốt chữ ký số, trước hết, cần phải thay đổi quan niệm chỉ có chữ ký “tươi” và con dấu đỏ trên văn bản giấy mới là minh chứng duy nhất khiến văn bản có hiệu lực. Các cơ quan, đơn vị cũng cần bảo đảm một số yếu tố để làm nền tảng ứng dụng chữ ký số như: Hạ tầng CNTT với hệ thống mạng hoạt động ổn định, đường truyền tốc độ cao kết nối mạng truyền số liệu hoặc mạng Internet; nguồn nhân lực là cán bộ chuyên trách CNTT hoặc bộ phận chuyên trách CNTT có khả năng hỗ trợ người dùng tại các đơn vị. Đồng thời, làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng chữ ký số; phổ biến các văn bản hướng dẫn, quy định về ứng dụng chữ ký số cho các cơ quan nhà nước đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTTđáp ứng yêu cầu; hỗ trợ kỹ thuật kịp thời và đầy đủ trong quá trình ứng dụng chữ ký số tại cơ quan nhà nước.


Nguyễn Sanh Trinh  (Cập nhật ngày 13-05-2020)



  • Currently 3.00/5

Kết quả: 3.0/5 - (2 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web