Những năm qua, việc gìn giữ và phát triển các ngành nghề truyền thống được các cấp ủy Đảng, chính quyền xã Tam Quan Nam (Hoài Nhơn) xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người lao động vùng nông thôn, góp phần từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

    Theo ông Nguyễn Thanh Hải - Chủ tịch UBND xã Tam Quan Nam: “Mặc dù là xã biển có hơn 30% hộ dân chuyên sống bằng nghề đánh bắt nuôi trồng thủy sản, thế nhưng địa phương có đến 2 ngành nghề đã được tỉnh công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống đó là làng nghề tráng bánh tráng (các loại); sản xuất bún số 8 và làng nghề dệt thảm xơ dừa. Đến nay toàn xã đã có trên 250 hộ duy trì và từng bước phát triển nghề theo hướng đầu tư công nghệ để nâng cao thương hiệu và giá trị sản phẩm, tất cả đã góp phần không nhỏ trong giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng trăm lao động địa phương có công ăn việc làm thu nhập khá ổn định”.  

    Ông Lý Chấn, một hộ tráng bánh tráng nước dừa lâu năm nhất ở thôn Tăng Long 1, kể: “Đã hơn 40 năm nay, trừ những ngày mưa gió, ngày nào vợ chồng tôi cũng thức dậy từ 4 giờ sáng tráng bánh cho đến 15 giờ chiều mới bắt đầu thu gom sản phẩm. Những ngày thường trung bình lò của tôi tiêu thụ 50 kg bột, tết thì tăng lên gấp đôi. Bánh hàng thì cứ sau một tuần là đầu mối đến nhận mang đi tiêu thụ thị rường ngoài tỉnh, còn bánh đặt thì khách hàng đến cơ sở nhận hoặc mình mang giao tận nơi cho họ. Cũng từ nghề này mà tôi có điều kiện lo cho gia đình và nuôi con ăn học đến nơi đến chốn”.

 Cơ sở tráng bánh tráng nước dừa của gia đình ông Lý Chấn.

 

    Còn bà Trương Thị Nhường, một chủ lò chuyên sản xuất mặt hàng bún số 8 ở đây chia sẻ “Trước đây, phải huy động cả gia đình 4-5 nhân công, thức dậy từ 3-4 giờ sáng xay bột, dáo bột, cho vào khung… tất cả làm thủ công hết nên rất tốn sức, cật lực lắm cũng được 50 bột tươi, cho ra khoảng 30 kg bún khô, lãi không đủ ngày công. Nay gia đình đã mua máy ép bún tự động nên chỉ cần 2 vợ chồng tôi và 1 công phơi ngày cũng làm hơn 1 tạ bột nhưng lại xong sớm.” Chị Nhường cho biết thêm, nhờ có máy hỗ trợ nên trung bình hành tháng cơ sở của chị sản xuất trên dưới 1.000kg bún khô, sau khi trừ chi phí cho thu nhập từ 5-6 triệu đồng/tháng.

Lò sản xuất ép bún số 8  bằng máy tự động của gia đình bà Trương Thị Nhường ở thôn Tăng Long 1.

    Bà Trương Thị Phước, Trưởng thôn Tăng Long 1, phấn khởi cho biết: “Sau khi được tỉnh công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống đã góp phần làm cho người dân nơi đây thay đổi cách nghĩ, cách làm để nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị sản phẩm nhất là đầu tư máy móc hỗ trợ các công đoạn thủ công nhằm ổn định giá thành sản phẩm. Toàn thôn hiện có hơn 40 hộ làm nghề, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo. Trung bình, mỗi hộ tráng bánh, bún số 8 với hai, ba lao động thường ngày cũng có thu nhập khoảng 150 đến 200 ngàn đồng/người/ngày.

    Đi dọc các trục đường chính, đến các thôn đâu đâu cũng thấy bóng dáng của một xã nghề với nhiều hoạt động phong phú. Tất cả đã tạo cho bộ mặt nông thôn nơi đây thêm khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Ngoài làng nghề bánh tráng, bún số 8, bánh khoai lang, ở đây còn có các ngành nghề đang phát triển mạnh như trồng nấm rơm ở thôn Trung Hóa, nấm bào ngư thôn Cửu Lợi Nam. Những cở sở này cũng dần đầu tư công nghệ nhà xưởng, mở rộng quy mô theo hướng sản xuất hàng hóa. Riêng làng nghề truyền thống dệt thảm xơ dừa ở thôn Cửu Lợi vẫn tiếp tục phát triển. Tuy đôi lúc đầu ra khó khăn nhưng các cơ sở vẫn duy trì sản xuất. Hàng năm 2 cơ sở Ngọc Chung và Lê Xuân Bá có doanh thu gần cả tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 40 lao động địa phương, mỗi tháng thu nhập từ 2.5 đến 3.000.000đ/ người.

    Ông Nguyễn Thanh Hải - Chủ tịch UBND xã Tam Quan Nam, cho biết thêm: “Xã thực hiện chủ trương đưa nghề về tận hộ; tạo điều kiện cho các gia đình vay vốn phát triển ngành nghề. Hàng năm, xã đều trích kinh phí mở các lớp khuyến công, dạy nghề mới cho người dân... Nhờ vậy, đến nay, tất cả các thôn trong xã đều phát triển ngành nghề hiệu quả. Trong năm 2015, tổng thu nhập từ các ngành nghề truyền thống của xã đạt gần 40 tỷ đồng, góp phần từng bước thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn ở địa phương”.


Diệp Bảo Sương  (Cập nhật ngày 09-03-2016)



  • Currently 3.00/5

Kết quả: 3.0/5 - (1 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web