Thời bắc thuộc Hoài nhơn là vùng đất thuộc huyện Lâm Ấp sau được đổi thành huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam (vốn là đấtViệt Nam bị nhà Hán xâm chiếm ) Về sau tiếp tục bị Chiêm Thành chiếm cứ xây dựng thành Đồ Bàn và Thị Nại.

     Năm 1470 vua Lê Thánh Tôn chiếm được Đồ Bàn và mở rộng vùng đất này đến núi Thạch Bi (Phú Yên ngày nay) tiếp đó đặt tên toàn vùng là phủ Hoài Nhơn.

     Thân thế sự nghiệp Đào Duy Từ

     Đào Duy Từ sinh năm 1572 quê ở làng Hoa Trai huyện Ngọc Sơn tỉnh Thanh Hóa xuất thân trong một gia đình ca xướng. Cha là Đào Tá Hán làm quản giáp ca vũ  trong cung đình dưới triều vua Lê Anh Tông, mẹ là Nguyễn Thị Mịch.Thuở nhỏ đào Duy Tử nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, thông hiểu mọi sự kim cổ. Năm Đào Duy Từ 21 tuổi triều đình mở khoa thi hương nhưng Ông thuộc dòng dõi hát xướng nên không được thi, sau phải bỏ đất bắc vào nam tìm đường tiến thân.

     Khoản năm 1625 Ông phiêu bạt vào đến đất Tùng Châu nay thuộc xã Hoài Sơn huyện Hoài Nhơn ở chăn trâu cho nhà một phú hào, sau gặp khám lý Trần Đức Hòa, biết tài gã con gái cho rồi tiến cử lên Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên năm 1626. Được chúa Nguyễn trọng dụng giao chức Nha úy nội tán tước Lộc Khê Hầu trông coi việc quân cơ trong đình ngoài trấn và tham gia chỉnh đốn việc chính trị trong nước.

     Ông đã đề xuất với chúa Nguyễn đắp hai lũy Trường Dục và Nhật Lệ tại Quãng Bình. Đây là những thành trì kiên cố, trấn giữ ranh giới phía bắc. Ông đã đề ra chủ trương đấu tranh ngoại giao với nhà Trịnh mềm dẻo linh hoạt, Ông khuyên chúa Nguyễn thi hành phép duyệt tuyển và khảo thí  để kén chọn nhân tài giúp nước, chấn chỉnh nội trị và tăng cương quốc phòng. Nhờ những đóng góp của Ông mà chúa Sãi và các chúa Nguyễn sau này đã tổ chức củng cố xứ Đàng trong  thành một nhà nước độc lập vững mạnh đủ sức đương đầu với chính quyền Lê- Trịnh phía bắc và dần dần mở rộng bờ cõi về phương nam.

     Năm giáp tuất 1634 Ông lâm bệnh nặng qua đời ngày 17 tháng mười âm lịch thọ 63 tuổi. Chúa Nguyễn thương tiếc truy tặng “ Hiệp niên đồng đức công thần ,đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu” đưa linh cửu về an táng ở đất Hoài Nhơn ,mai táng và lập đền thờ ở làng Cự Tài nay thuộc xã Hoài Phú Hoài Nhơn.Triều vua Gia Long thứ 4(1805) xếp Ông vào hàng thượng đẳng khai quốc công thần cho thờ ở Thái Miếu (Huế). Năm Minh Mạng thứ 12(1831) Ông được truy tặng hàm đông các đại học sỹ, chức Thái sư phong tước Hoằng Quốc Công.

     Bên cạnh những cống hiến về chính trị ,quân sự, Đào Duy Từ còn là một nhà văn hóa Ông đã để lại nhiều tác phẩm văn học giá trị như: Ngọa Long Cương Vãn Tư Dung Vãn viết bằng chữ nôm theo lối văn vần từng được các nhà nghiên cứu đánh giá cao, xếp hàng đầu trong những tác phẩm văn học viết của nền văn học Đàng trong giữa thế kỷ XVII. Cùng với các tác phẩm trên còn có bộ Hổ trướng Khu Cơ hướng dẫn về binh pháp và chế tạo vũ khí. Ngoài ra vỡ tuồng Sơn Hậu và một số điệu múa hoa đăng: “Nữ tướng xuất quân” tương truyền là của Ông sáng tác và Ông cũng được tôn là sơ tổ của nền nghệ thuật tuồng, của trò chơi đánh bài chòi cổ dân gian…

     Về đền thờ Đào Duy Từ: Sách Đại Nam Nhất Thống Chí chép “Đền Hoằng Quốc Công ở thôn Cự Tài, huyện Bồng Sơn thờ khai Quốc công thần Đào Duy Từ” Hiện nay ở Hoài Nhơn có hai điểm thờ Ông. Đền thờ ở thôn Ngọc Sơn bắc xã Hoài Thanh tây nguyên trước đây là nhà ở của Đào Duy Từ về sau làm nhà tư đường của họ Đào Duy xây dựng đời vua Tự Đức năm thứ 12(1859) và đền thờ ở thôn Cự Tài xã Hoài Phú xây dựng thời chúa Sãi như trong Đại Nam Nhất Thống Chí đề cập, nhưng vì chiến tranh tàn phá đền thờ này đã sụp đổ, năm 1978 dòng họ cho xây dựng lại nhưng phạm vi nhỏ.

     Về quy mô kiến trúc của đền thờ ở Ngọc Sơn Bắc còn lại tương đối hoàn chỉnh và tên làng Ngọc Sơn là do cụ đặt để tưởng nhớ về quê hương. Do vậy ta chọn địa điểm này để tôn tạo làm di tích đền thờ Đào Duy Từ. Di tích được nhà nước công nhận xếp hạng cấp quốc gia ngày 15/10/1994.

     Về kiến trúc cổ: Đền thờ Đào Duy Từ gồm 04 khu vực: Cổng tam quan; Bình phong; Trụ ngã xây đá ong và phần chính là nhà thờ.

     Trong 04 khu vực trên, thì cổng Tam quan, bình phong và 02 trụ ngã là kiến trúc cổ đã cho trùng tu một số họa tiết. riêng phần đền thờ do chiến tranh tàn phá, bị hư hỏng nặng nên địa phương đã đầu tư tôn tạo mới năm 1997 trên nền móng cũ.

     Cổng Tam quan cao 05m xây dựng kiểu cổ lầu, gồm 02 tầng mái lợp ngói âm dương, các đầu đao uốn cong đắp nổi hình rồng mây bằng gốm men, trên đỉnh có hình lưỡng long chầu nguyệt. Tầng trên đắp 04 đại tự “Quốc Công Từ Môn” (cổng đền thờ quốc công).02 bên đắp hình hai con hạc đứng trên mai rùa bốn góc có 04 trụ đỡ mái đắp hình rồng quấn quanh cột. Hai đầu chái cổ lầu ghép mảnh 02 chữ “THỌ” Tầng dưới ghép bằng mảnh sứ 04 chữ “Hữu khai tất tiên” (người có công khai phá đầu tiên).

Ảnh: Cổng Tam Quan

     Chân rèm mái trang trí họa tiết dây tô màu xanh đen, hai góc của vòm tam quan đắp nổi hai con dơi sãi cánh bay.

     Cách cổng tam quan vào phía trong 07m là bức bình phong, tạo dáng kiểu chân quy, mặt dưới đắp hình long mã (theo điển tích long mã hà đồ). Mặt sau ở giữa có 04 đại tự: “Bách thế bách di” (trăm đời không đổi), 02 bên có hai câu đối ca ngợi công trạng của Ông:

     Ngọc Sơn chung tú Bắc

     Bồng lãnh hiển danh Nam.

         Tạm dịch:

    Tiếng chuông Ngọc Sơn vang đất Bắc

    Danh hiển Bồng Sơn rạng đất Nam

       Hai bên câu đối trang trí 02 bình hoa cúc, lựu, trên đầu đắp 02 con rồng uốn lượn, cách bình phong 02m về hai bên có hai trụ cổng hình vuông cao 04m ,trên đầu trụ đắp hai con hạc đứng chầu hai bên.

       Nhà thờ được xây dưới thời Tự Đức, trãi qua nhiều lần trùng tu, bên trong thờ ông nội Đào Duy Từ là Đào Duy Trung trở xuống. Hiện nay còn 04 thần vị bằng chữ Hán của cha mẹ và vợ chồng Ông, ngoài ra dòng họ còn lưu giữ được một số sắc phong.

·        Cao trục nhứt điện ngày 15 tháng 05 Gia Long thứ 10.

·        Cao trục nhứt điện ngày 17 tháng 10 Minh Mạng năm thứ 16.

·        Long chỉ nhứt điện ngày 17 tháng 11 Minh Mạng năm thứ 20

·        Tờ chiếu cấp ngày 16 tháng 02 Gia Long năm thứ 05.

·    Bản thừa phụng do tỉnh Bình Định đương quan ngày 14 tháng 09 Gia Long năm thứ 05 và 02 cuốn gia phả; Cuốn thứ nhất ghi niên hiệu Tự Đức, cuốn thứ 02 ghi niên hiệu Thành Thái Tân dậu.

     Đào Duy Từ với tư chất là người thông minh, hoạt động hết mình, chỉ trong vòng 08 năm(1625-1634), từ khi gặp chúa Sãi đến lúc qua đời đã dựng nên nghiệp lớn. Tuy Ông sinh ra lớn lên và hoạt động trong một hoàn cảnh lịch sử - xã hội đầy biến động phức tạp, loạn ly chia cắt tranh giành quyền lực của nhiều phe phái trong tập đoàn phong kiến. Xuất thân trong tầng lớp “Xướng ca vô loài” bị hắt hủi mà không bi quan, sống long đong mai danh ẩn tích mà không nản chí, trái lại Ông còn nuôi dưỡng tài trí có dịp “xử thế” “hành đạo” một cách tích cực trên nhiều lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu lớn được lịch sử ghi nhận.

    Với những công trình và tác phẩm của Ông để lại Đào Duy Từ là danh nhân văn hóa của nước ta.

    Với niềm tự hào về mảnh đất rợp bóng dừa xanh,nơi danh nhân văn hóa Đào Duy từ chọn làm quê hương thứ hai, nhân dân Hoài Nhơn bao đời nay,đã không ngừng kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần hiếu học trong bất kỳ hoàn cảnh đã không ngừng phấn đấu xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp


Hồ Khắc Cầu  (Cập nhật ngày 24-11-2015)



  • Currently 2.33/5

Kết quả: 2.3/5 - (3 phiếu)

Các tin liên quan:
    Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

      Liên kết web