Nhằm không ngừng nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, thức đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững, sáng ngày 4/11/2022 tại phường Bồng Sơn, Trung tâm khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã Hoài Nhơn tổ chức hội thảo nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả trên lĩnh vực trồng trọt. Tham dự buổi Hội thảo có 120 đại biểu đại diện phòng kinh tế; Trung tâm dịch vụ nông nghiệp; cán bộ khuyến nông, đại diện các hộ trực tiếp thực hiện mô hình đến từ 4 huyện, thị xã: Hoài Ân, An Lão, Phù Mỹ và thị xã Hoài Nhơn.

    Tại buổi Hội thảo, 6 mô hình trồng trọt được triển khai và thực hiện đạt hiệu quả cao trong giai đoạn (2021-2023) được giới thiệu bằng các clip khá sinh động, cụ thể từ khi trình diễn mô hình đến tổ chức hội thảo đầu bờ như mô hình: “Mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng chất lượng hữu cơ”; Mô hình “Chuyển giao kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây Ngô (đối với sâu keo mùa thu); Mô hình thâm canh cây Ngô, cây Mè trên đất chuyển đổi”; Mô hình sản xuất rau giống mới (súp lơ vàng chịu nhiệt); “Mô hình thâm canh cây Dừa theo hướng hữu cơ” và Mô hình thâm canh Bưởi theo hướng hữu cơ (giai đoạn kinh doanh). Những mô hình trên được trình diễn tại các địa phương có điều kiện thế mạnh về sản xuất nông nghiệp như các huyện Tây Sơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, An Lão và TX Hoài Nhơn. Mỗi mô hình đều sự phân tích đánh giá, so sánh kết quả đối chứng tỉ mỉ của các ngành chuyên môn cũng như những đánh giá thực tế của người trực tiếp tham gia sản xuất.

    Qua đánh giá, hầu hết các mô hình đạt lợi nhuận tăng từ 25-30% so với sản xuất đại trà, trong đó đáng chú ý là mô hình thâm canh cây Ngô, cây Mè trên đất sản xuất kém hiệu quả, quy mô 8 ha, thu hút 142 hộ ở các huyện thị xã Vĩnh Thạnh, Phù Cát, Hoài Ân, Hoài Nhơn tham gia. Kết quả cho thấy, tùy theo loại giống, bắp cho năng suất trung bình 68,7 tạ/ha, lợi nhận bình quân so với đối chứng 3,340 triệu đồng/ha. Cây Mè năng suất đạt bình quân 10,4 tạ/ha, lợi nhận 21,659 cao hơn từ 5-11triệu đồng/ha so với các loại cây trồng khác trên cùng chân đất. Đối với mô hình sản xuất rau giống mới (súp lơ vàng chịu nhiệt) được triển khai tại 6 xã, phường các huyện, thị xã: Tuy Phước, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, An Nhơn, Hoài Nhơn. Giống súp lơ vàng sinh trưởng tốt, thời gian trồng, thu hoạch ngắn từ 53  - 57 ngày, tỷ lệ sống sau trồng đạt từ 90 - 93%, tỷ lệ cây cho bong 97%; sâu bệnh gây hại thấp. Năng suất đạt từ 282 đến 624 kg/sào, tổng doanh thu 9,774 triệu đồng/sào, lợi nhuận đạt gần 6 triệu đồng/sào.

    Các mô hình được giới thiệu tại Hội thảo cho thấy, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông đã có nhiều nỗ lực trong công tác phối hợp với các huyện, thị xã triển khai, thực hiện nhiều mô hình sản xuất trồng trọt đạt kết quả khả quan tạo tiền đề để tiếp tục nhân rộng các mô hình trên theo hướng sản xuất tập trung qua đó, hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, thích ứng với biến đổi khí hậu.


Diệp Bảo Sương  (Cập nhật ngày 08-11-2022)



  • Currently 1.00/5

Kết quả: 1.0/5 - (1 phiếu)

Các tin liên quan:
Ca khúc Hoài NhơnCông báo tỉnh Bình ĐịnhĐường dây nóngkêu gọi đầu tưVăn bản về phòng chống dịch covid -19Phản ánh kiến nghịdanhgiahailongDich vu cong truc tuyenThông tin tuyển dụngHướng dẫn cái đặt BlozoneTra cứu quy hoạchm  xây dựngNop Ho SoCông khai ngân sáchĐỀ TÀI KHOA HỌCCổng dịch vụ công quốc giaBộ thủ tục hành chính cấp huyệnBộ thủ tục hành chính cấp xãLuật thống kêTài liệu họp trực tuyếnNgười phát ngônHồ sơ đề xuất cấp GPMTĐánh giá công chứcThư xin lỗibản đồ hành chinh Việt NamBộ nhận diện Chuyển đổi sốDubaothoitiet

  Liên kết web